1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

(Nói theo ngôn ngữ tab) Làm thế nào để đánh được nốt thứ >20?

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' bắt đầu bởi xamxixixo, 5 Tháng hai 2009.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. xamxixixo

    xamxixixo Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Thế này, guitar classic (ghi-ta thùng) bình thường chỉ giới hạn đến cột thứ 20 - hàng 6 (cái phím cuối cùng của dây dưới cùng, nốt "đô" thì phải). Nhưng em lại muốn chơi 1 bản mà nó có nốt cao hơn cái nốt "đô" đó mà không biết có cách nào tốt để chơi. Em đã thử với việc đánh ngược lại, nghĩa là dùng tay bấm để đánh ở bên trái cần đàn và dùng tay đánh để bấm ở bên phải cần đàn, bằng cách này em cũng đã tạm thới tạo ra các nốt cao đó nhưng nghe cứ "tet", "tet" khó chịu - không chịu được, lại còn bị thiếu nốt nữa. Do đó, em nhờ các bác chỉ dùm, đa tạ.
  2. codaukute

    codaukute Đồ rê mi fa sol ...

    Đặt làm cái khác >20 phím mà chơi thôi
  3. vietteiv

    vietteiv Mới tập romance

    Ban xamxixixo:Mỗi nhạc cụ đều có một âm vực cao độ nhất định, vượt qua giới hạn đó là điều không thể. Trong các nhạc cụ, guitar được xếp vào loại có âm vực trung bình, còn vô địch thì không ai khác hơn vua dương cầm.Bạn có lẽ là một trong những người ít thấy, có tư tưởng khá ngộ nghĩnh, muốn đánh nốt ở khu vực không có phím. Nếu có ai trả lời được câu hỏi này, thì tôi e rằng lại có người phát huy sáng kiến của bạn, hỏi rằng làm cách nào để đàn nốt nhạc nằm... dưới phím số 0 ???!!! :(:(:DTrong guitar cổ điển rất hiếm bài đàn đến phím tối đa là 20 (nốt DO), thường phím 19 là quá cỡ (Đa số đàn guitar có 19 phím). Đó là lý do chỉ có các guitar pro mới đặt đàn có phím 20 (thí dụ đàn của John Williams).Trên guitar, tuy không có phím >19 (hoặc > 20) nhưng ta có thể tạo ra âm thanh tương đương bằng cách sử dụng kỹ thuật mà chắc ai cũng biết đó là bồi âm nhân tạo (artificial harmonics). Chỉ có điều đánh bồi âm nhân tạo trên guitar bị giới hạn vào hình nốthoà âm. Ví dụ:
    • Bấm phím 8, tạo harmonic ở phím 20 (phím ảo)
    • Bấm phím 9, tạo harmonic ở phím 21 (phím ảo)
    • Bấm phím 10, tạo harmonic ở phím 22 (phím ảo)
    • Bấm phím 11, tạo harmonic ở phím 23 (phím ảo)
    • v.v...
  4. xamxixixo

    xamxixixo Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Ấy, ngộ nghĩnh gì đâu hả bác? Chẳng là em đang tập chơi bài Depression (Uaral), mà trong đó có mấy cái âm cao vút của piano nên mới thử và mò ra 1 cách đã nói trên thôi mà.Với, em là newbie, chỉ biết nhìn tab học bài thôi, nên "nhưng ta có thể tạo ra âm thanh tương đương bằng cách sử dụng kỹ thuật mà chắc ai cũng biết đó là bồi âm nhân tạo ", em lại cóc biết cái "bồi âm nhân tạo" là cái gì. Thề. Bác chỉ giáo giúp em cái đó được không? Đa tạ.
  5. vietteiv

    vietteiv Mới tập romance

    Ban xamxixixo:Nếu bạn là newbie thì việc hiểu và đàn bồi âm (harmonics) nói chung hơi khó đấy. Để giải thích cách đàn bồi âm, có lẽ phải viết một bài riêng. Ở đây chỉ có thể vắn tắt như sau:Dây đàn guitar có chiều dài cố định là L, L được tính từ con ngựa của cầu mắc dây đến miếng xương đầu cần đàn.
    • Nếu ta chia dây làm 2, vị trí giữa nằm ngay phím 12. Chiếu dài dây hiệu dụng là L/2 ---> Tần số dao động dây gấp 2 dây buông.
    • Nếu ta chia dây làm 3, vị trí giữa nằm ngay phím 7. 19. Chiếu dài dây hiệu dụng là L/3 ---> Tần số dao động dây gấp 3 dây buông.
    • Nếu ta chia dây làm 4, vị trí giữa nằm ngay phím 5. Chiếu dài dây hiệu dụng là L/4 ---> Tần số dao động dây gấp 4 dây buông.
    • Nếu ta chia dây làm 5, vị trí giữa nằm ngay phím 4, 9, 16. Chiếu dài dây hiệu dụng là L/5 ---> Tần số dao động dây gấp 5 dây buông.
    Các vị trí phím 4, 5, 7, 9, 12, 16, 19 ở trên được gọi là nút dao độngBồi âm có 2 loại là bồi âm tự nhiên (natural harmonic) và bồi âm nhân tạo (artificial harmonic). Hiệu quả của cả hai đều tạo ra âm thanh giống tiếng chuông ngân. Để tạo ra tiếng chuông này, ta phải kết hợp bàn tay phải và bàn tay trái khác nhau:
    1. Với bồi âm tự nhiên, ta dùng cạnh ngón tay hoặc đầu ngón bàn tay trái chạm nhẹ vào dây (không đè dây xuống phím đồng) tại nút dao động ở trên, tay phải móc dây bình thường. Cao độ nốt bồi âm tạo ra phải tra bảng riêng (Ví dụ vị trí 12 cho cao hơn 1 octave, vị trí 5 cho cao hơn 2 octave so với dây buông...)
    2. Với bồi âm nhân tạo, bàn tay trái bấm nốt bình thường, bàn tay phải dùng ngón i trỏ vào vị trí harmonic (ví dụ vị trí phím chia đôi dây hiệu dụng), đồng thời dùng ngón p (hoặc ngón m, a) móc dây.
    Diễn tả bằng lời chắc là khỏ hiểu quá. Tốt hơn là bạn kiếm người đàn lâu năm nhờ họ chỉ cho thì hay hơn.
  6. Angelmorph

    Angelmorph Guitarist nửa mùa

    @xamxixixo:
    Bạn có thể đọc lại topic này ở đây:http://www.viet-guitar.vn/forums/showthread.php?t=23382
  7. xamxixixo

    xamxixixo Thread Starter Đồ rê mi fa sol ...

    Cảm ơn các bác vì những cái tên (natural harmonic, artificial harmonic). Em lên youtube coi chúng nó làm cũng hiểu được rồi. Vấn đề, còn phải khó lắm mới bồi được mấy nốt thứ 22 & 23, vì chúng nó nằm ngoài cần đàn, nên thỉnh thoảng mới làm cho nó kêu tử tế được. Cái này thì do tập luyện sẽ có thôi. Đa tạ.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này