1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Tập Chơi Các Bản Nhạc Classic Bằng Tab Hay Gb Nên Ko?

Discussion in 'Giải đáp - thảo luận về Guitar cổ điển' started by bachkim, Nov 8, 2008.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. doanty

    doanty Mới tập romance

    Mình nhấn mạnh vào cổ điển mà bạn, và cũng hơi nhầm tí: đọc score không ra giai điệu (tức không biết xướng âm) thì liên quan tới hư mắt nhiều hơn.

    Mình cũng xin bổ sung vào phần thế nào là hư tai (vẫn xin nhấn mạnh vào là đối với nhạc cổ điển): Khi nghe khi xem thiếu khả năng xét đoán và đánh giá tầm cỡ cũng như độ phức tạp của tác phẩm (nghe dễ tưởng khó nghe khó tưởng dễ), liên quan tới việc thiếu khả năng nhận biết và đánh giá các kỹ thuật và phong cách thể hiện của người nghệ sĩ, dẫn đến việc khó đánh giá được nghệ sĩ đó.

    Theo mình hiểu, với nhạc cổ điển, thì âm nhạc là quan trọng và là mục đích cuối cùng, những phần khác như nhạc cụ, kỹ thuật, kỹ nghệ kỹ thuật trình diễn (sự bắt mắt, lạ mắt), ... chỉ là công cụ và phương tiện để đạt tới mục đích cuối cùng là âm nhạc đó. Vì thế kiến thức về loại âm nhạc này cũng như phải có "tai, mắt" phù hợp thì mới tiếp cận được nó một cách hợp lý. Mình không có ý muốn đề cao hay "nâng cao quan điểm" như bạn nói, chỉ là mình nghĩ với nhạc cổ điển thì cần phải như thế. Nếu bạn quan tâm tới những thể loại nhạc khác, thì bạn có thể vận dụng những kiến thức khác, cái tai, mắt cũng rất khác để tiếp cận thể loại đó, kệ bỏ cái thể loại cổ điển, quan tâm mà làm gì :)
     
  2. cachua1507

    cachua1507 Mới tập romance

    Theo mình bạn nhầm chỗ này vì đánh giá khó dễ không hề dựa vào cái chung mà còn tuỳ thuộc vào sở trường của từng người. Có một ông khi tung ra một bài nhạc bao giờ cũng kèm theo thông tin về mức độ khó của bài đó, ông đó kí hiệu bằng các kí tự E, M, H (tức là easy, moderate và hard), sau đó mình có tập vài bài của ông đó và thắc mắc : Ông ơi, sao có mấy bài của ông mức độ M thì em chơi khá tốt nhưng có một số bài ông ghi là mức E thì em tập mãi mà ko xong?? Thì ông ấy bảo: khó dễ là tuỳ người chơi, việc đánh giá cũng chỉ là quan điểm cá nhân của ông ấy, không hề là chuẩn mực chung nào.
    Tóm lại mình thấy bạn nói chuyện có vẻ đàng hoàng nhưng thật ra như là đang phê bình mình, có lẽ bạn cũng đã đọc qua topic về Maruchan rồi, mình không có ý gì nhưng nếu bạn cứ tiếp tục đưa ra nhưng khái niệm mang nặng tính áp đặt như vậy thì không còn cách nào khác, chào bạn.
     
  3. kienit

    kienit ..................

    bạn ơi trên 4rum hoàn toàn không có ai muốn phê bình hay phán xét gì bạn cả, mình theo dõi cả 2 2pic Maruchan và ở đây, đều là bạn tự áp đặt mọi người đang chỉ trích bạn, tất nhiên ai cũng có quan điểm riêng của mình nhưng đôi khi không cần thiết phải bày tỏ cứng rắn như vậy, dù sao thì 4rum cũng là nơi để mọi người cùng tham gia, vì thế đừng tự làm xấu đi hình ảnh của mình >:D<>:D<>:D<
     
  4. cachua1507

    cachua1507 Mới tập romance

    ^^ Đó cũng chỉ là quan điểm cá nhân của mình, quan điểm đó có thể đúng, có thể sai ...
    Nếu bạn doanty không phải có ý đó thì tốt quá rồi còn gì :p
     
  5. doanty

    doanty Mới tập romance

    Thực ra khi nói thế, người mà mình nghĩ tới việc sẽ bị phê bình trước tiên là chính bản thân mình, vì bản thân thì quá kém cỏi trong khi lại đi ba hoa về những điều to tát. Vì thế nếu mình ngại rằng những ý kiến đó phê bình người này người nọ, thì mình đã không nói ra.

    Vậy bạn đừng nên hiểu rằng mình đưa ra ý kiến chỉ nhằm vào mục đích phê bình bạn. Có thể do mình diễn đạt kém nên bạn cảm thấy bị áp đặt, nhưng mình là cái quái gì mà đi áp đặt cái gì nên ai được hả bạn? Việc mình có đọc topic Murachan để đưa ra ý kiến đó là không sai, việc những ý kiến đó có thể chống lại bạn mình không cần né tránh, miễn là nó đúng với những gì mình suy nghĩ, một cách nghiêm túc và khách quan về vấn đề được bàn tới, và nó hết sức là ý kiến cá nhân.

    Vậy thôi, hi vọng bạn hiểu được "thành ý" của mình :)
     
  6. cachua1507

    cachua1507 Mới tập romance

    Bạn đọc kĩ lại bài trên nhé, nghĩa là đối với người này kĩ thuật A dễ B khó và đối với người kia là ngược lại, cho nên theo mình chẳng có cái chuẩn mực chung nào về độ khó và dùng cái đó để nhận xét về tai của người khác thì lại càng quá đáng.
    Ngoài ra bạn còn có nhiều ý kiến mà theo mình là bạn chỉ biết nói ra cho sướng miệng, có khi nhằm mục đích đe doạ người khác cũng nên, tiếc là bạn chỉ nói mà chẳng có dẫn chứng nào cụ thể, nói chỉ là để nói thôi.
    Mình ví dụ như thế này : Bài Sakura thì nhiều người đánh tương tự nhau, riêng có ông Michaellucarelli là có biến tấu 1 đoạn khác đi, theo bạn người trung thành với bản nhạc mới đích thực là master, tiếc là bản của ông đó lại được đánh giá là xuất sắc nhất đấy, thứ nữa là có vài bản nhạc có đề tên người compose đàng hoàng, có mấy người chơi (toàn là lão làng có thâm niên trên 20 năm chơi classic) nhưng cũng có người nào đánh hoàn toàn giống nhau đâu
    Mìunh nghĩ có thể có một vài tư tưởng ông thầy dạy nhạc truyền bá cho bạn, nhưng chưa hẳn điều đó đúng mà ông ấy nói vậy chỉ nhằm mục đích nào đó (ví dụ muốn các bạn chuyên tâm đến sự chi li trong bản nhạc chẳng hạn) nhưng bạn lại nghĩ đó là chân lí và đem truyền bá lại trên forum, nhưng như mình đã nói, nói gì thì cần có dẫn chứng chứ không phải cứ ôm cái mớ sách vở ra nói cho sướng miệng là được bạn ạ!
    Vài lời nông cạn mong bạn đừng chấp.
     
  7. doanty

    doanty Mới tập romance

    - Thứ nhất là bạn quá chắc về những cái bạn nghe bạn biết.

    - Thứ hai bạn cứ nghĩ là mình đang rắp tâm công kích bạn, và nhiệt tình phản công lại bằng cách chụp mũ cho rằng mình đang “đe dọa”, tự cho những cái mình nói là “chân lý” và “ôm cái mớ sách vở” để “nói cho sướng miệng”.

    - Thứ ba là mình không theo bè phái, mình không nói nên quan điểm của vị này thầy kia, mình không phải là người dễ biết nghe lời như bạn tưởng, vì mình cũng chỉ là người tự học tự tìm hiểu. Thế nên đó là ý kiến cá nhân của mình về nhạc cổ điển guitar cổ điển. Và nếu nó là ý kiến cá nhân, không hiểu sao bạn lại nghĩ rằng mình cho đó là “chân lý” ???

    Còn về việc bạn bảo mình nói suông, thì mình xin tiếp thu và sửa lỗi bằng cách lấy luôn bản sakura mà bạn đưa ra làm ví dụ: Theo hiểu biết của mình, bản sakura là một khúc biến tấu (một hình thức rất đặc trưng của chủ nghĩa cổ điển và lãng mạn) dựa trên chủ đề chính là một giai điệu dân gian nổi tiếng của Nhật Bản, thể hiện được chất Á Đông và sử dụng những kỹ thuật rất cơ bản và đặc trưng của guitar cổ điển. Về tầm cỡ, đây không phải là một tác phẩm lớn, về tính chuyên sâu, đây là một tác phẩm phổ thông; về độ phức tạp trong kỹ thuật thể hiện: đây là một tác phẩm dễ, dử dụng những kỹ thuật rất cơ bản của guitar, hòa âm trong sáng và đơn giản, cái khó là phải thể hiện ra được tinh thần của âm nhạc Á Đông trong đó.

    Tiếp theo là về những đánh giá của bạn về bản này:

    - Thứ nhất, bạn dựa vào ý kiến của ai mà cho rằng Michaellucarelli là người được đánh giá là chơi xuất sắc nhất? Với hiểu biết hạn hẹp của mình, dựa vào những CD mà ông phát hành có trên amazon, ông này không có danh tiếng, chơi chủ yếu là bán cổ điển.

    - Thứ hai, chơi sakura “xuất sắc nhất” không nói lên được điều gì cả (những master pieces như Chaconne, những concerto lớn cũng không ai dám khẳng định một cách khách quan nhất là ai chơi “xuất sắc nhất”), trong khi với một bản nhạc phổ thông, kỹ thuật đơn giản và tầm cỡ nhỏ như bản sakura. (Để khỏi bị coi là nói cho sướng miệng, đe dọa này nọ, bạn có thể hỏi Hx_classic, bây giờ đặt nick mới là caydan_boquen_arc, người chơi trọn vẹn bản này từ rất sớm để tham khảo xem những ý kiến cá nhân của mình về bản này có phải là bố láo hay không.)

    - Thứ ba, bản biến tấu này không chỉ có một phiên bản (mình biết là có ít nhất 2 phiên bản khác nhau), và là thể loại biến tấu, nên có tính mở, việc không chơi một variation nào đó hay chèn thêm một variation nào đó do chính người chơi đưa vào (hay với thể loại concerto độc đấu người ta gọi là cadenza, là một phần mở mà người nghệ sĩ độc tấu tự soạn phần độc tấu để thể hiện trình độ hay cái riêng của mình) là chuyện thường thấy.

    Điều cuối, mình tranh luận với mục đích là giải quyết vấn đề được đặt ra, chứ không phải là để choảng nhau, thể hiện trình độ, ra vẻ ta đây. Vì thế bạn nên tôn trọng mình, không nên sử dụng những từ ngữ mà mình đã trích lại trong ngoặc kép ở bài viết này. Nếu bạn vẫn còn bức xúc và không tránh được kiểu tranh luận như thế, thì mình xin được rút cho lành, thôi không tranh luận nữa. Mong bạn hiểu cho và chúc bạn vui khỏe.
     
  8. cachua1507

    cachua1507 Mới tập romance

    Cám ơn bạn về những vấn đề chỉ dẫn cho mình (nói thật lòng)
    Chốt lại sau khi tranh luận với bạn thì mình rút ra vài vấn đề như sau:
    -Nếu đọc score mà có thể đạt đến trình độ nhìn bản nhạc có thể tưởng tượng ra được âm thanh mà bản nhạc đó sẽ phát ra khi mình diễn tấu, thì đúng là rất nên đọc score, mà nếu ai chưa đạt được điều đó thì coi như là tai bị hỏng, mình chấp nhận điều này và cái mốc để nhìn score sao cho tai không còn hỏng nữa là một điều đáng để đạt tới.
    -Trước đây mình đã tranh luận 1 vài bài và mình đã quyết định sẽ không chơi cổ điển mà chỉ tập fingerpick cho vui vì chuẩn mực của classic đặt ra đúng là quá khắt khe, mình sẽ quay lại với cổ điển khi nào mình đạt được điều ở trên (tức là nhìn score có thể tưởng tượng ra bản đó sẽ phát ra những âm thanh như thế nào)
    Coi như đó là kết luận của mình, nhưng mình vẫn có một điều hỏi bạn thế này
    Những người nghe những bản nhạc rất dễ (ví dụ như I miss you của Peo) rồi sau đó đánh theo nhưng bị sai vài nốt hoặc vài nhịp có thể coi là bị hư tai không, cho dù người đó đạt các tiêu chuẩn như bạn đề ra , tức là đọc được score, nền tảng nhạc lí vững chắc, blah blah... (sorry mình ko hề ám chỉ ai nhé, chỉ lấy ví dụ thôi)
     
  9. mutalisk

    mutalisk Mới tập romance

    quay đi quay lại thì mình thấy bạn cà chua hình như chưa thoát ra khỏi tư tưởng về rào cản kỹ thuật :p= nhất là trong nhạc cổ điển thì kỹ thuật mới chỉ là điều cơ bản cần có mà thôi :*:
     
  10. s561129

    s561129 Mới tập romance

    sao nghe bạn nói có vẻ xem nhẹ kỹ thuật thế nhỉ:-? dù chơi cái gì thì kỹ thuật cũng là rất quan trọng cơ mà, yếu kỹ thuật thì chỉ có khóc thôi
     
  11. doanty

    doanty Mới tập romance

    Mình sẽ trả lời câu hỏi của bạn theo suy nghĩ của mình: Ví dụ mà bạn nói thể hiện khả năng thẩm âm và nhạc cảm của người đó đối với nhạc nhẹ. Mình cũng biết nhiều người chơi cổ điển rất khá và khả năng thẩm âm cũng như nhạc cảm của họ đối với nhạc nhẹ cũng đáng nể tương đương, vì thế chịu không thể kết luận được người này có cái tai thế nào đối với nhạc cổ điển. Bây giờ đưa ra một số tác phẩm cổ điển rồi thử khả năng thẩm âm cũng như nhạc cảm của người đó, thì mới có thể xem xem được phần nào cái tai của người đó với nhạc cổ điển như thế nào.

    Bạn cũng nên hiểu mình nói “cái tai” ở đây là suy nghĩ của mình với riêng nhạc cổ điển, chứ không chụp mũ quơ đũa cả nắm với cái tai của tất cả các thể loại nhạc khác, và cái này còn tùy thuộc vào phong cách cũng như gout của từng người. Nhiều người nhạc lý rất tốt nhưng họ chỉ hợp với nhạc nhẹ, tai của họ tốt với nhạc nhẹ nhưng không tốt với nhạc cổ điển, điều này cũng tương tự như những người nghe nhạc cổ điển rất khá nhưng ù tai với nhạc nhẹ. Nếu bạn làm được điều như người mà bạn nêu trong ví dụ trên, thì mình nghĩ bạn có thể tự tin vào nhạc cảm cũng như khả năng thẩm âm của mình với bài nhạc mà bạn đang muốn thể hiện, và cái quan trọng là cái mà bạn đang muốn thể hiện, chứ không phải là cái thể loại cổ điển xa xôi nào. Còn nếu một ngày nào đó cái bạn muốn thể hiện là nhạc cổ điển, thì bạn phải nghe bằng cái tai khác đi nhiều, và có hai vấn đề có thể xảy ra: Thứ nhất, cái tai của bạn khi đó không thể hợp được những đặc trưng của nhạc cổ điển; Thứ hai, khi bạn càng chăm chút cho cái tai nghe nhạc nhẹ (chẳng hạn), thì bạn càng cách xa hơn với nhạc cổ điển. Tức là với nhạc cổ điển, rất dễ là bị “hỏng tai”.

    Điều cuối mình muốn nói, đó là việc xác định phương hướng, như đã được admin Falla nói từ trước. Nếu bạn thực sự có ý định theo đuổi nhạc cổ điển một cách nghiêm túc (mình xin nhấn mạnh vào điểm này, tức là nếu bạn theo đuổi một ý định khác, thì những ý kiến của mình sau đây không còn ý nghĩa gì nữa), thì hướng đi đặc biệt quan trọng, và nó cần phải được xác định ngay từ những bước đầu. Nếu theo những gì mình cảm thấy, bạn đang đi theo hướng khác nhiều so với hướng đi tới nhạc cổ điển, có thể bạn cũng sẽ tới một cái đích nào đó, nhưng nó sẽ không phải là nhạc cổ điển, hoặc là nhạc cổ điển, nhưng phải đi quá xa và vòng vèo, thiệt hại chính là thời gian vàng bạc của bạn.

    Lời cuối cảm ơn bạn đã quan tâm tới những ý kiến của mình :)
     
  12. doanty

    doanty Mới tập romance

    Mình nghĩ bạn đã hiểu nhầm ý của mutalisk, vì mutalisk cũng tập guitar cổ điển khá nghiêm túc, mà những người tập đàn nghiêm túc không bao giờ xem nhẹ kỹ thuật, vì họ hiểu kỹ thuật rõ hơn những người không tập đàn.

    Mình thì hiểu ý của câu nói đó là: Trong guitar cổ điển không thể chỉ xem trọng kỹ thuật, vì ngoài kỹ thuật ra còn rất nhiều thứ khác quan trọng và thậm chí theo mình còn quan trọng hơn. Mình cho rằng kỹ thuật hay nhạc cụ là phương tiện để đạt được mục đích là âm nhạc, chứ kỹ thuật không phải là mục đích cuối cùng để ta hướng tới. Vì thế nếu chỉ quan trọng tới kỹ thuật và bị cản đường bởi nó, thì bạn sẽ khó nhìn ra được những phần còn lại. Đó là ý kiến của mình.
     
  13. lam0nline

    lam0nline Đủ trình cưa gái

    Cái này cần xem lại
    Có lẽ ít ai trên diễn đàn này đủ khả năng đạt 4 điều trên . Như vậy đều là hỏng tai hết ah:-?
     
  14. cachua1507

    cachua1507 Mới tập romance

    Bạn nói nghe vô lí thật đấy doanty, đến thẩm âm những bài nhạc nhẹ, kĩ thuật đơn giản mà còn làm không được thì chẳng lấy cơ sở gì để mình tin rằng người đó có cái tai tốt đối với nhạc cổ điển vốn có hoà âm phức tạp và phong phú hơn nhiều được >.<
    Trước khi hướng tới những điều khác thì phải có kĩ thuật đã, mình mới chỉ là những bước khởi đầu mà
     
  15. cachua1507

    cachua1507 Mới tập romance

    Rốt cuộc khái niệm về cái tai của bạn chẳng thuyết phục được gì cho mình cả, theo mình một người có cái tai tốt là một người nghe nhạc phẩm và sau đó diễn lại nhạc phẩm một cách tương đối hoàn hảo dù cho đó là cổ điển hay nhạc gì cũng vậy.
    Điểm duy nhất khiến mình hứng thú khi bàn với bạn đó là về khả năng nhìn lướt qua score có thể đoán được bản nhạc sẽ phát ra âm thanh như thế nào, dựa vào những âm thanh đó có thể có ngay tức thì cách xử lí trên đàn, đây quả là một cái đích rất tuyệt và mình cũng đang muốn hướng tới đó đây.
    Còn về hướng đi thì tính mình không thích gò ép mình vào bất cứ một khuôn phép nào cả, chỉ muốn thể hiện cái nội tâm của mình, đồng ý rằng đàn guitar rất cần đến sự khổ luyện và mình không hề coi thường điều đó nhưng mình không đồng ý sử dụng đàn guitar để gò ép, cưỡng bức chính suy nghĩ từ trong nội tâm của mình, vì như vậy việc chơi đàn chỉ tự làm khổ mình mà thôi.
     
  16. doanty

    doanty Mới tập romance

    Vậy thì rất tiếc là ở đây chẳng có chút gì hứng thú trong những ý kiến của mình nêu trên, vì bạn đã hiểu nhầm ý của mình về thế nào là đọc được score: Đọc được score là có thể đọc hiểu được nội dung mà một bản score truyền tải, tức là có thể giải mãi được score để chơi được trên đàn; còn để nắm được giai điệu của bản nhạc đó, người ta phải xướng âm. Mình không phủ nhận là đối với nhiều nhà soạn nhạc và nghệ sĩ chuyên nghiệp có khả năng xướng âm nhẩm trong đầu, nhưng theo mình được biết cách xướng âm cơ bản nhất vẫn là sử dụng nhạc cụ hay giọng hát (cũng được coi là một nhạc cụ đặc biệt). Tức là ngược lại so với những gì bạn nghĩ, dùng đàn để xướng âm, chứ không phải đọc được giai điệu rồi "xử lý" giai điệu đó trên đàn.
    Mình có nói thế đâu? Mình chỉ nói là có những người nghe nhạc cổ điển khá nhưng họ không thích, không hợp, không nghe nổi nhạc nhẹ, chứ có phủ định khả năng thẩm âm của họ đối với nhạc nhẹ đâu?

    Còn về việc những quan điểm mà mình đưa ra có thuyết phục được bạn hay không, thì mình không có ý kiến và cũng không quan tâm. Mình không có ý kiến chống phá cũng như lôi kéo thuyết phục bạn, đơn giản là mình nêu quan điểm của mình ra để tranh luận với vấn đề chúng ta đang bàn tới, mục đích của mình là để tìm kiếm và học hỏi những quan điểm khác, tức là tìm ra cho được câu trả lời xác đáng, chứ mình không nghĩ những ý kiến của mình chính là câu trả lời.
     
  17. vulonghai

    vulonghai Moderator

    thật ra thì mình đã kiếm được bài invocation y danza cua rodrigo từ gpro.hehe.anh em nào kiếm được score thì cho xin nhá.linh hoạt trong vấn dề nào
     
  18. cachua1507

    cachua1507 Mới tập romance

    doanty: Dù cho bạn phủ nhận điều đó thì mình cũng sẽ cố đọc score để đạt được điều đó :)
    Bạn ạ, nếu một bản nhạc quá sức đơn giản mà vẫn bị đánh sai vài bè hoặc giai điệu thì vấn đề có còn là chuyện thích hay không thích nữa không, theo mình người đó vẫn có vấn đề về thẩm âm.Nhưng theo khái niệm của bạn thì người đó vẫn không hề bị hư tai
    Mới đầu có bạn bảo mình hư tai mình cũng hơi shock vì bản thân mình cũng có khả năng thẩm âm nhất định, sau khi trao đổi thẳng thắn với bạn như thế mình cũng hiểu thế nào là "hư tai" dù có thể suy nghĩ của mình và bạn không giống nhau nhưng mình cũng rất hài lòng, cảm ơn bạn nhiều!
     
  19. mutalisk

    mutalisk Mới tập romance

    mình có vài điều muốn nói với bạn cachua như thế này, mình ko có ý phê bình hay muốn chỉ trích bạn nhưng theo mình thì bạn chưa hiểu đc những điều mà a doanty đã giải thích cho bạn, mình thấy là quay đi quay lại những vấn đề mà bạn muốn nói tới là khả năng thẩm âm và khả năng xướng âm (hoặc có thể ý bạn là khả năng thị tấu)


    Đầu tiên là về khả năng thẩm âm,cái này xin đc nói rõ, đánh sai vài nốt, vài nhịp ở đây có phải là đánh giá của bạn hay ko?? hay là ý đồ của người chơi bản đó mà bạn chưa nhận ra , là người ta muốn làm khác đi, hoặc lơi nhịp, co giãn nhịp của tác phẩm thì bạn nghĩ thế nào??
    Đấy là chưa nói đến tác phẩm đó thuộc thể loại nào, tức là nhạc cổ điển hay bán cổ điển hay new age hoặc những thể loại khác?? nó cũng ảnh hưởng tới giới hạn mức độ cho phép đc thể hiện khác đi so với tác phẩm gốc.
    và trong những điều a doanty có nhắc đến đó là "cái tai" trong âm nhạc và nhạc cổ điển, mình nghĩ bạn chưa thực sự hiểu đc ý này, nếu bạn đến gần hơn chút nữa với nhạc cổ điển và tập guitar cổ điển đúng nghĩa, có thể bạn sẽ thấy rõ hơn ý của những bài viết đó. Tức là cái tai nghe để biết và hiểu đc nhạc, hiểu để từ đó thể hiện đc đúng "chất" của tác phẩm, nói nghe trừu tượng nhưng để đạt đc nó là cả một quá trình nghe - nghe và nghiền ngẫm, nghiên cứu một cách khoa học về nhạc (nhất là cổ điển) để hiểu đc phong cách của tác giả, của thời kỳ, của giai đoạn lịch sử ... ảnh hưởng đến tác phẩm mà khi mình nhìn qua bản nhạc thấy nốt, nhịp cũng ko thể hiểu đc hết. Cái "tai" nghe nhạc tốt ko chỉ là để nghe nốt và nhip đúng, và cũng ko phải thấy ai đó đánh nốt và nhịp khác với nguyên bản đã chắc chắn là người đó thẩm âm kém.

    Một điều bạn nói đến nữa là bạn sẽ cố luyện tập thêm về đọc score để đạt đc khả năng nhìn bản nhạc là có thể xướng âm lên hoặc chơi ngay đc (thị tấu) Theo mình thấy thì chỉ có thời gian đầu tiếp xúc với việc đọc bản nhạc thì nhiều người còn đặt mục tiêu học bản nhạc đến độ như thế là đến "đỉnh" về nhạc lý, nhưng sau một thời gian dài thì cái đó ko phải là đích đến của họ nữa, vì dù có khả năng thị tấu tốt thì cũng chỉ vừa nhìn bản nhạc vừa chơi đc với những tác phẩm tầm trung trở xuống, gặp tác phẩm khó thì chỉ chơi đc với tempo thấp, và chắc chắn là ko thể hiện đc tốt tác phẩm khi thị tấu rồi. Và quan trọng là chơi đc 10 bài mà tốt thì còn gấp ngàn lần chơi 100 bài mà chỉ mức trung.
    Bạn cứ tin mình đi, có thể ko phải bây giờ, nhưng một thời gian nữa khi bạn đọc lại những bài của a doanty bạn sẽ thấy khác và thấy nó đúng hơn bây giờ bạn nghĩ
     
  20. darkguitar

    darkguitar Đồ rê mi fa sol ...

    cái này cũng tuỳ trình độ của mỗi người chứ...người ta mới tập ( ý em là tự học) mà đã phải nhìn bản nhạc ngay thì có lẽ đứt gánh giữa đường mất...Nhìn vào nản lắm...:p=:p=
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page