1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

Phương Pháp Tự Tìm Hợp âm !!!

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar Đệm hát' bắt đầu bởi phanthy, 26 Tháng tám 2008.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. phanthy

    phanthy Thread Starter Mới tập romance

    Lẽ ra tớ post bài trực tiếp lên đây, nhưng vì soạn bằng Word nên khi paste lên nó không hiển thị đúng theo những gì đã soạn nên tớ đặt link để các bạn down về xem và tham khảo vậy. Rất mong được các bạn ủng hộ và cùng thảo luận về vấn đề này để giúp cho nhau cùng tiến bộ hơn. Nếu Mod xem qua rồi sửa lại để pót thẳng được lên diễn đàn thì tốt quá :)) Phuong phap tim hop am
  2. Mr.Giang

    Mr.Giang Đủ trình cưa gái

    Cảm ơn anh Bảo Thy, à nhầm, Phan Thy nhiều lắm. Tài liệu rất bổ ích, đúng hàng em đang cần, hehe. Đọc em mới biết tại sao có nhiều người chỉ cần nghe bài hát mà điền được ra hợp âm luôn. Tuy nhiên về phần so sánh cao độ của các hợp âm sao em rất khó phân biệt được cao thấp, hay là do tai nghe mình kém, hay do chưa luyện nhiều??
  3. phanthy

    phanthy Thread Starter Mới tập romance

    Cái này anh đã nói trong bài viết rồi mà Giang, cần phải có thêm thời gian luyện tập và làm quen nữa, hơn nữa nó không phải 100% đúng là như thế mà đây chỉ là phần căn bản thôi, em nên chú ý nhiều vào sự LÊN - XUỐNG trong bài hát ở mỗi phách mạnh để tìm ra hợp âm cho đúng.
  4. مخرثمغىثسس

    مخرثمغىثسس Đồ rê mi fa sol ...

  5. yew

    yew Lui về Lệ Chi Viên dưỡng già rồi!

    PHƯƠNG PHÁP TÌM HỢP ÂM (cơ bản) Đây hoàn toàn là hiểu biết, kinh nghiệm và cảm nhận chủ quan của riêng tôi, tôi muốn chia sẻ với anh em về những gì mình đang có với hy vọng sẽ giúp các bạn được 1 phần nào đó trong việc tìm hợp âm cho 1 bài hát. Vì là hiểu biết cá nhân nên sẽ không tránh khỏi sai sót được, với lại trình độ cũng còn hạn hẹp, vì thế mọi người cứ coi như đây là 1 bài tham khảo + trao đổi thảo luận thôi nhé ! A, Một số khái niệm cơ bản về quãng và nguyên tắc chuyển tông : Đây là kiến thức sơ đẳng và không thể thiếu với những người chơi nhạc, vấn đề về quãng chủ yếu sẽ được áp dụng trong việc tìm hợp âm và dịch tone (tông, giọng) cho 1 bài nhạc. Chúng ta có tất cả 7 nốt nhạc cơ bản mà ai cũng biết, và chúng được quy định như sau : 1 1 1/2 1 1 1 1/2C ----- D ----- E ----- F ----- G -----A ----- B ----- C Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô 1 quãng = 2 ngăn trên cần đàn (trên cùng 1 dây). VD : nốt C ở dây Si trên đàn khi tiến lên 2 ngăn thì sẽ là nốt D, nốt E khi tiến lên 1 ngăn thì sẽ là nốt F (điều này cũng áp dụng tương tự với các hợp âm có cùng thế tay, VD : Hợp âm F chặn ở ngăn thứ nhất (Bare1 –hay viết tắt là B1) khi tịnh tiến lên 2 ngăn mà vẫn giữ nguyên toàn bộ thế tay sẽ cho ta hợp âm G). Theo nguyên lý trên thì chúng ta hoàn toàn có thể tự lập ra bảng dịch Tone (chuyển tông, giọng) như sau : [​IMG] Nếu các bạn để ý 1 chút thì sẽ thấy điều này thể hiện rất rõ trên khuông nhạc, ví dụ : bài nhạc viết ở giọng G – Em thì sẽ có 1 dấu thăng ở đầu khuông nhạc là vị trí của nốt F#, hay giọng F - Dm sẽ có 1 dấu giáng ở đầu khuông nhạc là vị trí của nốt Bb… Các bạn cứ dựa vào bảng trên để chuyển tông bài hát cho phù hợp với giọng của mình, miễn là cứ giữ nguyên các âm trưởng, thứ, 7, thiếu, thừa….VD : hợp âm Am7 chơi ở giọng C thì khi chuyển sang giọng F nó sẽ là Dm7, giọng G nó sẽ là Em7…B, Nguyên tắc trưởng và thứ trên cùng 1 Tone : Người ta phân định như sau với các giọng trưởng và thứ trên cùng 1 tone :[​IMG]Ở tone Đô trưởng các bạn nhìn thấy trong “Giọng trưởng” tôi điền 3 hợp âm C – F - G , đây là 3 tông chính của 1 giọng trưởng tạo lên “cái khung xương” của bài nhạc, trong đó C là chủ âm, F là át âm và G là cảm âm, nhưng các bạn không cần quan tâm nhiều đến các cái khái niệm đó vì vấn đề chủ yếu của chúng ta bây giờ là cách vận dụng chúng ra sao thôi. Với các bài hát ở giọng trưởng, các bạn cứ dùng 3 hợp âm này là cũng có thể chơi hết được 1 bài nhạc, mặc dù nghe chưa hay lắm nhưng cũng chẳng sai mấy đâu, trừ trường hợp bài đó có đoạn chuyển tone sang 1 giọng khác…Tương tự như vậy với giọng thứ, các bạn cũng có 3 hợp âm chính tạo lên cái xương của bài nhạc. Bây giờ để chơi bài nhạc đó cho hay và đúng hơn, các bạn cần tìm hiểu thêm 1 chút. Nguyên tắc tìm hợp âm của tôi rất đơn giản, chỉ là LÊN và XUỐNG. LÊN - XUỐNG ở đây không phải là về quãng hay cao độ của nốt nhạc hay hợp âm, mà chính là âm thanh của hợp âm đó tạo ra trên đàn và cảm nhận của chính mình khi nghe thấy âm thanh đó. Tôi sẽ ví dụ cho các bạn bằng Tone Đô trưởng – La thứ. Bây giờ các bạn hãy cầm đàn lên, và thử đánh cho tôi 3 hợp âm C – F – G, sau đó các bạn so sánh giữa C – F, C – G, F – G là lên hay xuống (nhớ là về mặt âm thanh trực quan chứ không phải là về mặt nhạc lý nhé). Các bạn sẽ thấy F cao hơn C, C cao hơn G và F cao hơn G, cơ bản là như thế. Nhớ là nghe kỹ tiếng tổng thể của cả hợp âm nhé chứ đừng so sánh với Note vì 2 vấn đề này nó khác hẳn nhau đấy, hãy nghe sự “căng lên” hay “chùng xuống” của âm thanh khi hợp âm phát ra và so sánh chúng với nhau. Và hãy nhớ rằng chủ âm – hay Tone chính - vẫn là C nhé, để bây giờ chúng ta sẽ áp dụng thử luôn.VD : Bài LÀNG TÔI (Văn Cao) - Valse C-------(G7)--------C-----------F----------------- C--------------G--------------C Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung… C-------------------F---------C----------F--------------G--------------CĐời yên vui, đồng quê yêu dấu, bóng cau với con thuyền 1 dòng sông. Khi hát lên các bạn sẽ thấy ở câu đầu tiên, chữ “tiếng” được hát cao hơn chữ “tre” về mặt âm thanh, và nằm ở phách mạnh, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc chuyển hợp âm , cụ thể ở đây là F (như đã nói ở trên, F cao hơn C về mặt âm thanh trực quan khi chơi hợp âm). Ngay sau đó chữ “chiều” thấp xuống so với “tiếng” và lại quay trở về tone chính của bài là C. Đến chữ “chuông” thì lại thấp hơn với chữ “chiều” và nằm ở phách mạnh nên ta có thể nghĩ đến việc chuyển sang G….Tương tự với các câu sau, các bạn sẽ thấy được sự LÊN - XUỐNG về mặt âm thanh của từng câu, đặc biệt được nhấn vào phách mạnh, là lúc chúng ta có thể chuyển hợp âm với nguyên tắc C – F –G đã được nói ở trên.Nguyên tắc trên cũng được áp dụng với giọng La thứ như sau : Am – Dm – E trong đó Am cao hơn E, Dm cao hơn Am và Dm cao hơn E. Các bạn có thể thử nghiệm với bài “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” để thấy được sự LÊN - XUỐNG của hợp âm, của âm thanh trên từng câu hát và áp dụng chúng hài hòa với nhau : Am-----------------E-----------------Am------(A)-------Dm------------E----------------Am Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh… Tất cả những ví dụ trên có thể chưa hoàn toàn đúng và hay về mặt hợp âm, nhưng là các ví dụ rất điển hình về cái gọi là sự LÊN - XUỐNG về mặt âm thanh và áp dụng chúng trong việc tìm hợp âm cho bài nhạc. Nếu các bạn muốn tìm hợp âm cho đúng hơn và hay hơn, thì trước hết hãy nắm vững những nguyên tắc trên đã, rồi sau đó tôi sẽ nói với các bạn tiếp phần khó hơn 1 chút. Cái này phụ thuộc vào nhạc cảm của từng người. Tại sao người ta lại phân ra giọng Đô trưởng – La thứ (C -Am), F – Dm, G- Em… vì đơn giản 1 điều là âm thanh của 2 hợp âm này khi đánh nên nghe rất GẦN nhau (tôi chả biết dùng tù gì để diễn tả thay cho chữ GẦN cả), không tin các bạn thử đánh 2 hợp âm C - Am7 hoặc F – Dm7 rồi nghe âm thanh của nó xem, khá GẦN nhau. Âm thanh của Am7 có vẻ chùng xuống hơn 1 chút so với C nhưng không đủ chùng xuống như G so với C được, vì thế tôi nói chúng GẦN nhau. Vậy thì, ở giọng C – Am, những đoạn mà chúng ta cho rằng nó LÊN so với C - Am thì chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến F hoặc Dm (tươi sáng thì dùng F, mềm mại dịu dàng thì dùng Dm), nếu cho rằng nó xuống thì có thể nghĩ đến G hoặc E hoặc Em (tươi sáng thì G, mềm mại thì Em) lên xuống lênC (Am) ------- F (Dm ) --------- G (Em) ---------- C (Am) Nếu tinh tế thêm 1 chút nữa thì ta có thể phân tích thêm để dùng hợp âm chuẩn hơn nữa về cái sự LÊN XUỐNG với các hợp âm GẦN nhau như sau : xuống xuống lên lênC -------- Am7 --------Am -------- Am7 -------- CTương tự như thế với F – Dm7 - Dm , G – Em7 - Em….Đấy là lý thuyết, còn thực tế áp dụng thì các bạn cần phải luyện tập thật nhiều để nâng cao sức cảm nhận của chính mình, quen thuộc với âm thanh của các hợp âm, chỉ có như vậy mới có thể nâng cao kỹ năng tìm hợp âm một cách nhanh chóng và chính xác, thậm chí chả cần ngồi dò dẫm trên đàn mà chỉ nghe bài nhạc lần đầu tiên cũng có thể tượng tượng được ra là bài đó đang chơi những hợp âm gì rồi. C, Hợp âm chuyển tiếp : Tôi đặt phần này riêng ra 1 mục vì 1 lý do : các hợp âm chuyển tiếp được sử dụng rất linh hoạt, nó được sử dụng để làm cho bài nhạc thêm phong phú và uyển chuyển trong diễn tấu và hiệu quả âm thanh mà nó đạt được cũng rất to lớn. Hợp âm chuyển tiếp được có thể được sử dụng ở bất kỳ câu nào, đoạn nào trong 1 bài nhạc cũng được, và chúng thường là hợp âm trưởng (như C, D, E, F…) hoặc trưởng + 7 (VD : C7, D7, E7…) dùng để chuyển tiếp từ 1 hợp âm này sang 1 hợp âm khác.VD : kết thúc câu nhạc 1 là hợp âm C và hợp âm bắt đầu của câu nhạc thú 2 là F thì chúng ta có thể hoàn toàn nghĩ đến việc sử dụng hợp âm C7 để làm hợp âm chuyển tiếp và sẽ chơi nó trong khoảng nghỉ giữa 2 câu nhạc. Tương tự như vậy, hợp âm chuyển tiếp từ G lên C sẽ là G7, từ Am lên Dm sẽ là A (hoặc A7)… Tôi chỉ nhắc đến khía cạnh nhỏ trong việc dùng hợp âm chuyển tiếp, 1 cách phổ biến nhất là dùng chúng khi kết thúc 1 câu hoặc 1 đoạn nhạc mà hợp âm của câu nhạc tiếp theo có xu hướng LÊN so với hợp âm kết thúc của câu trước như ở ví dụ trên. Khi các bạn đã chơi đàn lâu và có nhiều kinh nghiệm, tôi tin chắc rằng các bạn sẽ có cách sử lý vấn đề hợp âm chuyển tiếp này 1 cách hay hơn, linh hoạt hơn. Thậm chí có thể chơi cả 1 tổ hợp hợp âm chuyển tiếp chứ không phải là chỉ là 1 hợp âm. VD : Bạn chơi 1 bản nhạc ở giọng C, khi kết thúc 1 câu ở hợp âm G và hợp âm đầu tiên của câu sau là C, bạn có thể dùng 1 hợp âm G7 để quay về C, hoặc chơi hẳn 1 tổ hợp Am – Bm liên tục trước khi quay về C (thử vẩy G - Am – Bm – C mỗi thứ 1 phát xem nó ra làm sao đi, bạn sẽ thấy thế nào là tổ hợp hợp âm chuyển tiếp, hoặc F – Ab – Bb – C cũng là 1 ví dụ điển hình). Trên đây là toàn bộ những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn trong việc tìm hợp âm cho 1 bài hát, các bạn nên tập cho mình thói quen tự tìm hợp âm theo những bài dễ và không có đoạn chuyển tông nào trong bài, sau đó sẽ nâng cao dần. Cứ tìm hợp âm cho tốt ở Tone C- Am trước cho dễ, sau đó nếu thấy hát ở Tone đó mà không hợp giọng thì dùng bảng chuyển tông ở trên kia mà dịch tất cả cá hợp âm vừa tìm được về đúng giọng mà mình có thể hát được là xong. Phía trong 2 cái bảng thô sơ tôi vừa vẽ ở trên còn ẩn chứa khá nhiều điều thú vị về quy luật của âm thanh cũng như quy luật của hợp âm, xin được mạn phép nói rằng âm nhạc hoàn toàn có quy luật của nó đấy. Các bạn hãy thử nghiên cứu và tìm hiểu thêm về mối liên quan giữa chúng nhé, tôi sẽ để dành phần đó cho các bạn chứ không nói ra thêm nữa, chỉ cần 1 chút tư duy, thậm chí là toán học là các bạn có thể nhận ra quy luật của chúng 1 cách rất rõ ràng, dễ nhớ và dễ áp dụng. Một bài viết không quá dài với 4 trang A4, nếu chỉ dựa vào đây mà có thể tự tìm được hợp âm ngay thì e là hơi thiếu thực tế, nhưng đọc thì dài chứ vận dụng thì chỉ vài thao tác là hết bài rồi, các bạn thực hành không mất quá 15 phút đâu. Có gì sai sót mong các bạn góp ý chân thành để chúng ta cùng tìm hiểu thêm và cùng nhau tiến bộ nhé.
  6. thehung_fg

    thehung_fg Mới tập romance

    Cảm ơn anh Phan Thy vì bài viết rất bổ ích. Anh có thể nói rõ đoạn cuối được không ạ, quy luật đó có phải là F C G D A E B hay B E A D G C F hay 1 4 5 hay hơn kém quãng 3 thứ gì đó hay là những gì cao siêu hơn nữa ạ, em thực sự là đầu óc tăm tối nên không nhìn thấy được gì thêm ở bảng đó cả :))
  7. phanthy

    phanthy Thread Starter Mới tập romance

    Cảm ơn ku Tùng Yew đã chỉnh sửa lại bài viết và post lên diễn đàn giúp anh, tuy nhiên đã giúp thì giúp cho trót, chú không thấy có mấy chỗ chữ nghĩa bị chạy lung tung à, mấy cái đoạn này này :
    @ thehung_fg : Mình chưa hiểu rõ câu hỏi của bạn lắm, nhưng ở bảng thứ nhất nó là bảng dịch Tone (chuyển tông, giọng) được sử dụng khi bạn không thể hát theo Tone của bài nhạc đã có từ trước. VD : bài Đôi Chân Trần bạn không thể hát được ở giọng E như nguyên gốc thì bạn có thể sử dụng bảng đó để chuyển sang giọng khác để bạn hát thoải mái và hợp với giọng của bạn hơn (D chẳng hạn), lúc đó E sẽ thành D, A sẽ thành G, C#m sẽ thành Bm... Còn bảng thứ 2 là các hợp âm chính trong 1 Tone. Nếu dựa vào nguyên tắc về quãng thì bạn dễ dàng nhận ra được mối liên hệ giữa 2 bảng này ngay ý mà...
  8. thehung_fg

    thehung_fg Mới tập romance

    Ý em hỏi là ngoài nguyên tắc 1 - 4 - 5 để dễ xác định bộ hơp âm thì còn nguyên tắc gì nữa a?
  9. Anh oc

    Anh oc Mod tập sự

    Hic, đọc cũng thấy thích thật, nhưng mà nghiền ngẫm mãi cũng chỉ thêm được 1 tí vào đầu :)), Cho mình hỏi là liệu có ai có thể chỉ nghe bài hát là biết được bài hát đang đánh ở giọng chủ nào không nhỉ???? khả năng là rất hiếm đấy nhỉ? vì khi nghe bài hát ta chỉ có thể xác định được bài hát đang ở giọng trưởng hay giọng thứ thôi, chứ muốn biết giọng chủ chính xác thì phải lôi đàn ra mò dúng không? :)) Mình thì nghe và đệm tương đối nhưng tất cả những gì mình biết đều tự mò ra cả, cho nên cũng chả bít diễn giải ra sao :X, đúng là những gì mình biết mình không bít sách vở nó định nghĩa như thế nào nữa :D
  10. thehung_fg

    thehung_fg Mới tập romance

    Theo các tài liệu mình đọc thì có một người đó là Wolfgang Amadeus Mozart làm được điều bác nói.
  11. khucminhlong

    khucminhlong Mới tập romance

    Tuyệt vời ! Đúng cái mà nhiều người đang cần .Cám ơn anh Trung, em nghĩ anh còn nhiều kinh nghiệm sâu hơn về cảm âm nữa nhưng khó nói ra thành văn bản để trao đổi cùng anh em . Hy vọng có ngày anh sẽ tiếp tục chủ đề này ở mức cao hơn :))
  12. Anh oc

    Anh oc Mod tập sự

    Đúng rồi, có nghe các vị tiền bối truyền lại rằng Mô da sau khi nghe 2 lần 1 bài nhạc nào đó thì đã viết lại không sai 1 nốt nào. Sao bây giờ không đẻ ra được những người như thế nữa nhỉ?????????? :)) :))
  13. LãngTử_Atl

    LãngTử_Atl Moderator

    Đấy là lời...truyền thôi anh ạ :X, dĩ nhiên mozart cũng phải "vất vả" với mớ nhạc lý bòng bong thì mới kết hợp đc với khả năng ấy.Nhưng phải đính chính là tài năng thiên bẩm về khả năng nhận biết nốt nhạc (Pitch recognition) thì nhân loại ta sinh ra đến thời điểm này là 2 chứ ko phải 1: Beethoven cũng có khả năng này !Về tài liệu của phanthy, rất hay :D !
  14. doanxuanhoan

    doanxuanhoan Mới tập romance

    Hay nhất câu cuối :)). Đọc cái này của đại ca xong em mới thấy mình đang đi đúng hướng. Em mò tạm ổn ở C - Am rùi, bi h bắt đầu "nghịch" đến D - Bm. Nhẽ ra là phải mò song song nhưng tại em lười quá :))À, em có 1 chút góp ý nhé. Em thấy có người bảo C và Em là 2 tone bổ sung cho nhau nên thường người ta hay "pha" chúng lại với nhau cho bài hát đc hay hơn. Em lấy ví dụ:+) Với bài Tuổi Hồng thơ ngây chủ âm là C thì có các gam : C - Am - F - G - Dm - Em (ko đúng thứ tự lắm, nhưng đủ 6 gam :X+) Với bài Bằng Lăng Tím chủ âm là Bm thì có các gam: Bm - Em - F#m - D - G - A+) Với bài Nụ cười trong mắt em chủ âm là A thì có các gam: A – D – E - F#m - Bm - C#Đó là theo "kinh nghiệm của em" :D. Theo em thì khung xương của bài hát đc "hội tụ" các gam của cả trưởng và thứ. Liệu có sai sót gì ko nhỉ. Hay chỉ là cách hiểu của em khác cách hiểu của bác, hoặc 2 cái giống nhau mà em ko bik :D. Nói thât jem gà nhạc lý lắm =))Dù sao cũng thank bác về bài viết rất có ý nghĩa này.@...: Các bác đọc Rừng Na Uy chưa, có bà Neko hay Nako gì gì đó, chỉ cần nghe qua bản nhạc 1 lần là đã chiến phèng phèng rùi, hãi :D. Tất nhiên chỉ là nhân vật trong chuyện :D
  15. phanthy

    phanthy Thread Starter Mới tập romance

    Nói thế này cho ku Hoàn dễ hiểu này : + Bộ 3 hợp âm của giọng trưởng hay giọng thứ như bảng thứ 2 đề cập đều nằm trong cùng 1 Tone, VD : 2 bộ 3 C- F -G và Am - Dm - E đều nằm trên cùng 1 Tone C- Am ( trên khuông nhạc Tone này không ghi dấu hóa nào hết). Như vậy có thể nói Tone C - Am có tất cả là 6 hợp âm "khung xương". Tuy nhiên nếu chơi ở giọng trưởng thì bộ 3 C - F - G sẽ tạo lên âm sắc tươi sáng và thường được sử dụng nhiều hơn cả, còn nếu là giọng thứ thì Am - Dm - E sẽ tạo lên âm sắc mềm mại trầm buồn và thường được sử dụng nhiều hơn trong bài nhạc giọng thứ. Nếu kết hợp thêm với các hợp âm GẦN với các hợp âm chính + các hợp âm chuyển tiếp --> sẽ còn tìm được thêm nhiều hợp âm nữa cho bài nhạc. Còn chả có ai quy định là không được kết hợp cái này với cái kia, không được kết hợp trưởng với thứ, tone này với tone khác đâu... Thậm chí ngược lại, là chúng ta phải biết kết hợp chúng 1 cách hài hòa và hợp lý thì mới chơi hay được.+ Tone C- Am và tone Em - G nói là "bổ xung" cho nhau thì cũng có thể, vì 2 Tone này chỉ khác nhau có 1 dấu hóa --> chúng cũng khá GẦN nhau :))+ 1 chút về bài VD của Hoàn : bài Tuổi Hồng Thơ Ngây chỉ có 4 hợp âm C - Am - Dm - G thôi và đánh lần lượt như thế theo kiểu vòng tròn, em tìm ra thêm được F và Em thì quả là anh chưa nghĩ ra được nó nằm ở đoạn nào trong bài cả, nhưng chả sao, em cứ chơi thấy hay là được :))
  16. thehung_fg

    thehung_fg Mới tập romance

    ...Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau Quay theo tám hướng hỏi trời sâu Một câu hỏi lớn. Không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...
  17. doanxuanhoan

    doanxuanhoan Mới tập romance

    Ngoài nó ra còn 1 - 3 - 5 nữa bạn ạ :D. Nhưng mà tìm làm quái gì nữa. Bác phanthy đã tìm hết cho kia rùi, chỉ việc "ốp" vào thôi :X :)) .@phanthy: Haizz, chán sư phụ quá. Tại sao sư phụ biết là đệ tử nhỉ. Nhưng đệ tử tên Hoan chứ ko phải tên Hoàn đâu nhé, đặc biệt là ko phải tên ...oạn nữa :)) :D :D À mà sư phụ nói vậy đệ tử hiểu rùi. :D, nói chung là nó cũng GẦN nhau thôi, còn cái vụ tìm thêm F - G hôm nào đệ tử chơi cho sư phụ nghe. Hay cực :D
  18. thehung_fg

    thehung_fg Mới tập romance

    1 - 3 - 5 là cái gì thế ? Còn vụ tìm là anh phanthy bảo tìm thì mình tìm thôi chứ mình không tìm để làm "quái gì nữa" cả.
  19. boy9x

    boy9x VG-Chord Project

    Nếu nói về nghe 1 bài hát và biết ngay nó là giọng chủ nào,thì có lẽ cũng có nhiều người nghe được(ý mình là bài hát thôi nhé).Mình đã nhiều lần chứng kiến anh Phong nhà mình,vừa nghe bài hát vừa tốc ký,bài dễ thì 1,mà bài khó thì cũng chỉ 2,3 lần là đã điền xong bộ hợp âm cho bài hát rồi.Còn đây là một số kinh nghiệm mình học được trong quãng thời gian học anh Phong vừa rồi.1/Về cách xác định giọng chủ của bài hát: Có 2 điểm chính cần nhìn để xác định:-Đầu tiên là dấu hóa ở đầu bài hát,như anh Phan Thy đã nói ở trên,VD như không có dấu hóa thì sẽ là C hoặc Am,1 dấu hóa thì sẽ là G hoặc Em...-Thông thường thì nốt cuối của bài hát hay bản nhạc,chính là nốt của hợp âm gốc.VD bản nhạc kết thúc bằng C thì sẽ là C hoặc Cm,kết hợp với dấu hóa ở đầu bản nhạc ta sẽ xác định được giọng chủ.VD nếu là C thì ko có dấu hóa,nếu là Cm thì sẽ có Bb,Eb và Ab2/Có 2 loại quan hệ cơ bản thường được sử dụng:+Quan hệ quấng 5:VD CDEFGABC---->Trong bộ hợp âm của Am:E là quãng 5 của Am,G là quãng 5 của C Love in your eyes,sitting silent by my side C-------------G------------Am-----------Em+Quan hệ song song:Thường được sử dụng thay thế cho nhau khi 1 câu hát sử dụng lặp đi lặp lại quá dài cùng 1 gam+Quan hệ liền kề:VD như trong gam C-Am:C Dm E F hoặc Am G F E.Tùy bài hát và thời điểm mà sử dụng sao cho hợp lý Trên đây là một vài vấn đề cơ bản,hy vọng sẽ giúp đỡ thêm cho các bạn được phần nào>:))<
  20. guitar_qd

    guitar_qd Đồ rê mi fa sol ...

    Quá hay,cám ơn anh Phanthy nhiều lắm!
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này