1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

HỢp Âm Guitar

Thảo luận trong 'Giải đáp - thảo luận về Guitar Đệm hát' bắt đầu bởi dalatmongmo, 21 Tháng hai 2008.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. dalatmongmo

    dalatmongmo Thread Starter Mới tập romance

    [Khi bác Nobita guitar bận cho những chuyện khác nên top "vấn dề hợp âm nâng cao" tạm giang dở. để rộng đường dư luận tiểu đệ đóng góp bài viết của mình tại mục này.Đây là những kiến thức cơ bản để đệm hát hiệu quả.O.K 1.Khái niệm hợp âm* nhiều nốt nhạc trong đó* theo một cấu trúc nhất định, đảm bảo luật âm thanh 2.các loại hợp âm*phân loại theo tính chất có+hợp âm thuận+hợp âm nghịch+hợp âm phi thuận, nghịch (phieu)*phân loại theo số nốt cấu thành có+hợp âm ba nốt+hợp ậm bốn nốt+...........năm nốt+...........sáu nốt+...........chín nốt+...........*phân loại theo ứng dụng có+hợp âm chính thống (cơ bản)+hợp âm phi chính thống (nâng cao)2. bốn tính chất cơ bản của hợp âm*vui :vui nhộn, sảng khoái, trầm hùng, nhí nhảnh, trong sáng,phấn khởi...(tương ứng với thể trưởng)*buồn:buồn bã, ưu tư, tự sự, êm ái....(tương ứng với thể thứ)*nghịch tai:chỏi tai, khiêu khích...(tương ứng với thể bảy)*phiêu: lâng lâng, thăng hoa, phấn khích..(.tương ứng với thể phieu)Trạng thái cảm xúc thì vô vàn, thiên biến vạn hóa trong bản nhạc. bởi vậy hợp âm được sử dụng cũng biến hóa cho phù hợp với cảm xúc. kết hợp bốn trạng thái đó cho ta vô vàn kiểu hợp âm cũng không có gì là khó hiểu cả. đến đây các bạn có thể hiểu rằng tại sao lại có hợp âm CM7va lai có C7M hay C7m v.v .giống nhau và khác nhau là bởi nguồn kết hợp của nó3.Cấu tạo hợp âm*Ta tạm quy ước các số 1 2 3 4 5 6 7 trong âm giai cũng là giọng của bản nhạc. ví dụ giọng do trưởng có các nôt do re mi fa son la si nay chuyển thành 1234567 cho tiện*Bay giờ ta có cấu tạo một số hợp âm như sauHợp âm trưởng là hợp âm ba nốt có cấu tao gồm các nốt 1-3-5............thứ................................................................1-3b-5............sus2 phiêu ở nốt 2...........................................1-2-5............sus4 phiêu ở nốt 4............................................1-4-5............aug còn gọi là 5 tăng.........................................1-3-5#..............7M bảy trưởng............bốn nốt........................1-3-5-6#............7 bảy.............................................................1-3-5-7............6M sáu trưởng................................................1-3-5-6............m7M thứ bảy trưởng.........................................1-3b-5-7...........m6 thứ sáu.......................................................1-3b-5-6...........7sus2 bảy phieu.................................................1-2-5-6#...........7sus4 bảy phiêu................................................1-4-5-6#..............dim ...............................................................1-2#-4#-6..................9 hợp âm chín..........nam nốt......................1-3-5-6#-9 nốt 9 theo thứ tự nằm o quãng kép............11.....mười một...............sáu nốt...........................1-3-5-6#-9-11 (9, 11nam82 o quãng kép)...........13 .....mười ba..................bảy nốt........................1-3-5-6#-9-11-13 (9,11,13 nằm quãng kép) Tôi tạm thời lấy cái đuôi để phân tích chung, khi ta ghép đầu vào sẽ dễ dàng hiểu ngay. ví du;CM đọc là đô trưởng như vậy các bạn cứ đơn giản hóa như tôi các bạn sẽ hiểu được cấu tạo của hợp âm như thế nào? Còn một số hợp âm nũa tôi không tiện phân tích ở đây bởi tính phúc tạp của chúng.Khi ai đó nói một hợp âm cao cấp hay thứ cấp đều do hiểu nông cạn mà ra cả, tên gọi hợp âm có thể có nhiều cách gọi nhung tưu trung cấu tạo là như nhau.ví dụ; Csus2 gọi là hợp âm phieu, hợp âm treo, hợp âm giữa, hợp âm hai phiêu...ok.Việc vận dụng mới là quan trọng nhất, hòa âm giỏi chua chắc hay và ngược lai. Cao thủ hay tầm thường đều do cái đầu vận dụng này cả thôi4.Sử dụng hợp âm *Việc sử dụng hợp âm trong bản nhạc là cả một quá trình kinh nghiệm, là sự kết hợp giũa tri thức âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn.Có bài hát chỉ cần ba hợp âm là đã lột tả cái thần rồi, cũng có khi là sáu và hon thế nữa. Như vậy, không có khung hình chung về số lượng các hợp âm trong bài nhac, nhưng cực kì nguy hiểm khi sử dụng nhiều hợp âm lạ tai mà không hiểu biết về bài nhạc. Không ai dạy ta một mô típ cứng nhắc trong nghệ thuật cả. HÃY ĐƯA CẢ TÂM HỒN RA ĐỂ ĐÓN GIAI ĐIỆU bạn sẽ dể dàng biết nên sử dụng hợp âm nào nhất O.K*Bước vào thế giới của nghệ thuật hòa âm mới thấy tinh hoa của hợp âm là như thế nào. Trên kiến thức nông cạn tôi trình bày cho bạn cách xác định hợp âm trong bản nhạc*Một giong nhạc bao gồm bảy nốt nhạc tạo thành, bảy nốt đó gọi là bảy nốt nhạc tự nhiên của giọng đó (khác với bảy nốt nhạc tụ nhiên trong khái niệm ậm nhạc mở đầu)gọi là giọng tự nhiên. nếu các nốt nhạc tu nhien bi biến đổi do dấu hóa bất thường thì bản nhạc dổi sang giọng hòa âm hoạc giọng giai điệu. mỗi giọng dều có hai thể trưởng và thứ (vd; la trưởng tự nhiên,la thứ tự nhien)( còn nũa)</span>[/size]
  2. doublekiss

    doublekiss Mới tập romance

    quá hay...một tràng vỗ tay cho tác giả
  3. dalatmongmo

    dalatmongmo Thread Starter Mới tập romance

    ]*trong giọng la thứ tự nhiên bao gồm các nốt nhạc La si do re mi fa son, ta tạm quy ước thành 1 2 3 4 5 6 7. Trong giọng la thứ tự nhiên không có thăng giáng thành lập cũng như bất thưòng, tạm gọi 1 đến 7 là các quảng đếm. Căn cứ vào mục cấu tạo hợp âm ta có thể kết hợp vô vàn cấu trúc :1-2-5; 1-4-5; 1-3-5...Các nốt nhạc tịnh tiến trong một giọng nếu có sự xuất hiện của dấu hóa bất thừong thì bài hát dó chuyển sang giọng Hòa âm hoặc giọng Giai điệu. Những quy ước trên chỉ có giá trị xét trong một chỉnh thể giọng mà thôi (có nghĩa là hình thức cấu trúc của giọng la thứ cũng giống các giọng thứ khác mà thôi) như vậy, ta có bài hoc là rút ra các kết luận có giá trị trong việc vận dụng hợp âm, tự tìm hợp âm trong bản nhac rồi. Tùy theo sở thích và kinh nghiệm ta có thể biết nên sử dụng hợp âm nào rồi. *Đối với giọng hòa âm và giọng giai điệu phức tạp hơn bởi các dấu hóa bất thưòng, ngoài các hợp âm sử dụng trong giọng tự nhiên ra còn có thêm các hợp âm mới nũa. giọng hòa âm là giọng xảy ra khi bậc được tăng lên hoặc hạ xuống nũa cung; giọng giai điệu là giọng khi bậc sáu và bảy đựoc tăng lên hoạc ha xuống nũa cung ví dụ: la thứ tự nhiên ;la si do re mi fa son la thứ hòa âm :La si do re mi fa son son# la thứ giai điệu:la si do re mi fa fa# son son#Như vậy, các bạn có thể phân biệt đựoc bản nhạc thuộc giọng gì rồi ,sau đó các bạn sẽ tự kết các nốt nhạc như phần cấu tạo hợp âm đã trình bày, tất yếu sẽ rất thú vị. * Khi sử dụng hợp âm nguòi ta có thể sử dụng ở thế nền hoặc thế đảo để làm phong phú sự diễn tấu guitar mà thôi, sự tìm tòi như thế gọi là nghệ thuật :nghệ thuật là sự thăng hoa của cãm xúc trí tuệ.4. Bỏ hợp âm trong một bản nhạc *Muốn bỏ hợp âm trong bản nhạc trứoc hết cần biết bản nhac đó thuộc giọng gi? sau đó xác dịnh số hợp âm cần thiết để bỏ (giọng ở đây là giọng cụ thể như tư nhiên, hòa âm hay giai điệu, còn mói chỉ xác định dựoc giọng trưởng hay thứ và gì trưởng gì thứ thì tài liệu nào cũng viết rồi)*Một số điều cần thiết như sau +Trong trừong canh bao gồm những nốt nhạc thuộc hợp âm nào ta bỏ hợp âm đó( xem lại mục cấu tạo hợp âm) +Trong trường canh có nốt nhạc nền của hợp âm ta căn cứ vào nốt nền đó (nốt nền là nốt để phân biệt hợp âm này và hợp âm khác) +Một trường canh xảy ra sự lụa chọn một hay nhiều hợp âm ta căn cứ vào trọng âm hoạc độ dài về trường độ +Lựa chọn vị trí cho hợp âm nghịch nhỉ thường là cuối đoạn hay gần cuối bài hoặc muốn chuyển sang hơp âm của giọng song song +Trừ trường hợp có chủ ý, không nên dùng nhiều hợp ậm của giọng song song hoặc hơp âm xa giọng chủ, nên sử dụng các hợp âm chính của giọng đó +Một nốt nhạc đứng một mình trong truờng canh có thể có nhiều lựa chọn hợp âm nhưng nên bỏ những hợp âm chính mà thôi + Phân biệt rõ ràng giọng tự nhiên giọng hòa âm giọng giai điệu để xử lí; trường hợp không biết hãy sử dụng chỉ ba hợp âm chính thôi5. Đánh hợp âm*Hợp âm có thể dựoc dánh ở thế nền hoặc thế đảo*Dù rải dâu, chụm dây,quạt dây đều phải phát ra rõ ràng để không làm mờ di cái hay của giai điệu*Trên cần đàn có các thế bấm đầu đàn hoặc các vị trí khác, mỗi vị trí cho ta hiệu quả khác nhau nên lựa chọn là điều cần thiết(tiếp theo: Vòng hợp âm căn bảnBách khoa hợp âm trên cần đàn guitar) OK[/size][/size][/size]
  4. khankpn

    khankpn Đồ rê mi fa sol ...

    "Đối với giọng hòa âm và giọng giai điệu phức tạp hơn bởi các dấu hóa bất thường, ngoài các hợp âm sử dụng trong giọng tự nhiên ra còn có thêm các hợp âm mới nữa". Bạn có thể nói rõ hơn về việc sử dụng các hợp âm khác nhau như thế nào đối với giọng hoà âm, giai điệu và tự nhiên không?. Thank
  5. dalatmongmo

    dalatmongmo Thread Starter Mới tập romance

    Trước tiên bạn cần hiểu mấy điều cơ bản sau* Giọng trưởng tự nhiên (cũng gọi là âm giai trưởng tự nhiên) có cấu trúc cơ bản như sau:Bậc I: Chủ âm (Tonique); Bậc II: Thượng chủ âm (Sub tonique) cao hơn bậc I một quãng hai trưởng (1 cung); Bậc III: Trung âm (Médiante)cao hơn bậc II một quãng hai trưởng; Bậc IV: Hạ át âm (Sous dominante) cao hơn bậc III một quãng hai thứ (1/2 cung); Bậc V: Át âm (Dominante) cao hơn bậc IV một quãng hai trưởng; Bậc VI: Thượng át âm (Sub dominante) cao hơn bậc V một quãng hai trưởng; Bậc VII: Cảm âm (Sensible) cao hơn bậc VI một quãng hai trưởng. Nếu nâng bậc VII lên một quãng hai thứ (1/2 cung) nữa, ta sẽ có bậc VIII (Bát âm – Octave), thực chất chính là Chủ âm (Tonique) của quãng tám cao hơn. Tần số âm thanh của bậc VIII bằng đúng hai lần bậc I.Như vậy, âm giai Trưởng tự nhiên so với âm giai Thứ tự nhiên có các điểm giống và khác nhau như sau:- Các bậc I, II, IV, V của chúng hoàn toàn giống nhau.- Các bậc III, VI, VII của âm giai Trưởng tự nhiên đều cao hơn chính các bậc đó của âm giai Thứ tự nhiên đúng 1/2 cung, song chúng lại cùng tên với nhau nên 1/2 cung ở đây không phải là quãng hai thứ mà là quãng một tăng * Giọng thứ tự nhiênBậc I: Chủ âm (Tonique); Bậc II: Thượng chủ âm (Sub tonique) cao hơn bậc I một quãng hai trưởng (1 cung); Bậc III: Trung âm (Médiante) cao hơn bậc II một quãng hai thứ (1/2 cung); Bậc IV: Hạ át âm (Sous dominante) cao hơn bậc III một quãng hai trưởng; Bậc V: Át âm (Dominante) cao hơn bậc IV một quãng hai trưởng; Bậc VI: Thượng át âm (Sub dominante) cao hơn bậc V một quãng hai trưởng; Bậc VII: Cao hơn bậc VI một quãng hai thứ. Nếu nâng bậc VII lên một quãng hai trưởng (1 cung) nữa, ta sẽ có bậc VIII (Bát âm – Octave), thực chất chính là Chủ âm (Tonique) của quãng tám cao hơn. Tần số âm thanh của bậc VIII bằng đúng hai lần bậc I.Bậc VII của âm giai Thứ tự nhiên thường không được gọi là Cảm âm (Sensible) như của âm giai Trưởng tự nhiên, do không có tính chất “cảm” (bị hấp dẫn về Chủ âm) như trong âm giai Trưởng tự nhiên. Có tài liệu về âm nhạc truyền thống Việt Nam gọi bậc này là Hạ chủ thanh (tức Hạ chủ âm – Sous tonique).Như vậy, âm giai Trưởng tự nhiên so với âm giai Thứ tự nhiên có các điểm giống và khác nhau như sau:Các bậc I, II, IV, V của chúng hoàn toàn giống nhau. Các bậc III, VI, VII của âm giai Thứ tự nhiên đều thấp hơn chính các bậc đó của âm giai Trưởng tự nhiên đúng 1/2 cung, song chúng lại cùng tên với nhau nên 1/2 cung ở đây không phải là quãng hai thứ mà là quãng một tăng* Giọng trưởng (Âm giai Trưởng) hòa âm là âm giai được xây dựng bằng cách hạ thấp bậc VI của âm giai Trưởng tự nhiên xuống 1/2 cung và giữ nguyên các bậc khác. Do các yêu cầu về hoà âm khi cần hấp dẫn mạnh từ hợp âm bậc IV về hợp âm chủ (bậc I), âm bậc VI của âm giai (thượng át âm) được hạ thấp cho gần âm bậc V (át âm) hơn, từ chỗ cao hơn át âm 1 cung giờ chỉ còn 1/2 cung, do đó được giải quyết về át âm rõ ràng hơn. Ví dụ tiêu biểu: Trong giọng Đô trưởng (C-dur), có những trường hợp dùng hợp âm Pha thứ (Fm) giải quyết về hợp âm Đô trưởng ©, khi đó nốt La giáng bị hút mạnh về nốt Xon.* Giọng thứ ( Âm giai Thứ )hòa âm là âm giai được xây dựng bằng cách nâng cao bậc VII của âm giai Thứ tự nhiên lên 1/2 cung và giữ nguyên các bậc khác. Do các yêu cầu về hoà âm khi cần hấp dẫn mạnh từ hợp âm bậc V về hợp âm chủ (bậc I), âm bậc VII của âm giai được nâng cao cho gần âm bậc VIII (bát âm tức chủ âm của quãng tám bên trên) hơn, trở thành cảm âm, từ chỗ thấp hơn bát âm 1 cung giờ chỉ còn 1/2 cung, do đó được giải quyết về bát âm rõ ràng hơn. Ví dụ tiêu biểu: Trong giọng La thứ (A-moll), có những trường hợp dùng hợp âm Mi trưởng (E) hoặc Mi bẩy (E7) giải quyết về hợp âm La thứ (Am), khi đó nốt Xon thăng bị hút mạnh về nốt La.* Giọng trưởng (Âm giai Trưởng) giai điệu là âm giai được xây dựng bằng cách hạ thấp bậc VI và bậc VII của âm giai Trưởng tự nhiên xuống 1/2 cung và giữ nguyên các bậc khác. Như vậy âm giai Trưởng giai điệu chỉ khác âm giai Thứ tự nhiên duy nhất ở bậc III. Âm giai Trưởng giai điệu thường được sử dụng trong giai điệu đi xuống, khi người soạn nhạc muốn tăng cường cảm xúc của một giai điệu đi dần từ bậc VIII xuống bậc V. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là âm giai này không được sử dụng khi giai điệu đi lên* Giọng thứ (Âm giai Thứ) giai điệu là âm giai được xây dựng bằng cách nâng cao bậc VI và bậc VII của âm giai Thứ tự nhiên lên 1/2 cung và giữ nguyên các bậc khác. Như vậy âm giai Thứ giai điệu chỉ khác âm giai Trưởng tự nhiên duy nhất ở bậc III. Âm giai Thứ giai điệu thường được sử dụng trong giai điệu đi lên, khi người soạn nhạc muốn tăng cường cảm xúc của một giai điệu đi dần từ bậc V lên bậc VIII. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là âm giai này không được sử dụng khi giai điệu đi xuống. Hiểu như thế tôi mới có thể trả lời được câu hỏi của bạn được. Hiện tại trong diễn đàn có rất nhiều tài liệu về lý thuyết, dĩ nhiên mỗi tài liều hướng tới với một cách nhìn khác và cùng làm phong phú thêm tri thức âm nhạc mà thôi chứ không loại trừ lẫn nhau mà là sự kế thừa và phát huy.Bạn đừng ngạc nhiên khi người này nói chỉ sử dụng "bộ ba" thì người kia lại nói cần sử dụng "bộ sáu", người khác nửa lại bảo 'tôi không có bộ nào cả', dĩ nhiên sẽ rất lý thú khi ta hiểu về đệm hát theo cách nhìn hiện đại vẫn hơn mà phải không? NGHỆ THUẬT KHÔNG PHẢI LÀ SAO CHÉP MÀ LÀ SÁNG TẠO.
  6. khankpn

    khankpn Đồ rê mi fa sol ...

    Theo tớ được biết thì một gam thứ tự nhiên, ví dụ La thứ sẽ có mô hình chuẩn là: I II III IV V VI VII VIIITone: La Si Do Re Mi Fa Sol LaTone step: 1 1/2 1 1 1/2 1 1 (Standard)Nhưng khoảng cách của bạn lại là:--------------1 1/2 1 1 1 1/2 1Liệu có mâu thuẫn hay nhầm lẫn gì không?
  7. minhsang89

    minhsang89 Mới tập romance

    Em đọc mà hoa cả mắt lên, chắc mình chưa đủ nội công để lãnh hội chiêu thức này. Cảm ơn bác dalatmongmo nhiều, em sẽ save để giành cho sau này vậy
  8. guitar_toiyeunang

    guitar_toiyeunang Đồ rê mi fa sol ...

    "Bậc VI: Thượng át âm (Sub dominante) cao hơn bậc V một quãng hai trưởng; Bậc VII: Cảm âm (Sensible) cao hơn bậc VI một quãng hai trưởng. "có lẽ bác dalatmongmo nhầm lẫn trong khi viết bài thôi. Bác là một trong những người thẳng thắn và có nhiều điểm uyên thâm về kiến thức. Có lẽ xin chỉnh lại chữ Trưởng dòng trên thành chữ Thứ, phải không bác ĐÀ nhỉ?O.K
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này