(nguồn từ TT hỗ trợ Phát triển Tài Năng) Bộ văn hoá thông tin Đại sứ quán tây ban nha Hội nhạc sĩ Việt Nam (Bảo trợ) Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Nhạc Viện quốc gia Hà Nội Công ty cổ phần thịnh vượng (Tổ chức thực hiện) THÔNG BÁO ĐẠI NHẠC HỘI GHI-TA TOÀN QUỐC 2004 (Tuyển chọn tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam)(Từ 21/8 đến 25/8/2004 tại Khách sạn Hòn Tre, thành phố Nha Trang)I. Ghi-ta và cộng đồng Theo một số tư liệu, "hậu duệ" của cây đàn ghi-ta bắt nguồn từ một loại đàn dây ở Tây Ban Nha có từ thế kỷ XIII, đến thế kỷ XV được cải tiến có tên gọi là Vihuela. Cây đàn ghi-ta từng gắn với nhiều tên tuổi nghệ sĩ lớn như: F.Tarrega (1852-1909 nhạc sĩ thiên tài người Tây Ban Nha) người đã góp phần mở ra một chân trời mới cho cây đàn này. Kế đó là "nhạc sĩ huyền thoại" A. Segovia (1894-1987) người được mệnh danh là "cây đàn ghi-ta biết hát" đã từng chinh phục nhiều công chúng yêu ghi-ta ở khắp hành tinh.Từ những năm đầu thế kỷ XX đàn ghi-ta đã du nhập vào Việt Nam và được rất nhiều người yêu thích. Trải qua nhiều thập kỷ cây đàn đã gắn bó với hàng nghìn nghệ sĩ ở nước ta. Nhiều tên tuổi tiêu biểu cho các thế hệ ghi-ta Việt Nam đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong từng giai đoạn về sự phát triển của cây đàn.Gần đây ở Việt Nam, nghệ thuật ghi-ta đã phát triển lên một tầm cao mới cả về số lượng lẫn chất lượng trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh những tác phẩm kinh điển viết cho cây đàn của các nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới như: F. Tarrega, A. Segovia, J. Rodrigo, H. Villa Lobos, là những tác phẩm của các tác giả Việt Nam trong nhiều năm qua đã góp phần tích cực cho việc nâng cao đời sống âm nhạc của nước ta. Hầu hết các trường văn hóa nghệ thuật, các nhà văn hóa trong cả nước đã có hàng trăm học sinh theo học ghi-ta. ở Hà Nội xuất hiện nhiều tài năng ghi-ta trẻ như: Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thanh Hằng, Lê Thu, Lê Phong, Tuấn Khang, Nguyễn Văn Phúc... Tại thành phố Hồ Chí Minh có Câu lạc bộ ghi-ta Phú Nhuận với những gương mặt Nguyễn Trí Toàn, Nguyễn Trí Đoàn, Bùi Tuấn Anh từng đoạt giải trong một số cuộc thi ở trong nước, khu vực và quốc tế. Có nhiều ban nhạc ghi- ta với phong cách trẻ đã và đang hình thành như Latin Sky (gồm giảng viên và học sinh Nhạc Viện Quốc gia Hà Nội) là một thí dụ... Tại một số quán cà-phê âm nhạc dấy lên phong trào chơi nhạc sống, dù hát hay hoà tấu cũng đều thấy xuất hiện cây ghi-ta. Thật thú vị là ở đâu có ghi-ta là ở đó có sức "quyến rũ" thanh niên, nhất là sinh viên. Một số danh cầm ghi-ta tên tuổi thế giới đã đến nước ta biểu diễn giao lưu, tiêu biểu là danh cầm ghi-ta thế giới Mai-cơn Cháp-đơ-lanh (Mỹ) với cuộc trình diễn đầy ấn tượng tại Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội tháng 8/2001, E-ric Hen-ric-kê (Tây Ban Nha) biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tháng 9/2001... Cùng đó còn có những cây ghi-ta người Việt Nam có đẳng cấp quốc tế đã về nước tham gia biểu diễn, tiêu biểu như: nghệ sỹ Đặng Ngọc Long (ở Đức), nghệ sĩ Nguyễn Thế An (ở Ca-na-đa). Tháng 5- 2002 Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức thành công rực rỡ tại thủ đô, lưu dấu ấn sâu đậm với cộng đồng. Kế tiếp thành công này, được sự bảo trợ của Bộ Văn hoá - Thông tin, Đại sứ quán Tây Ban Nha và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng, Nhạc Viện Quốc gia Hà Nội, Công ty TNHH Ngọc Việt, Công ty cổ phần Thịnh Vượng phối hợp tổ chức Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004 nhằm tuyển chọn tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam.II. Mục đích tổ chức1. Đại nhạc hội Ghi-ta Toàn quốc 2004 được hình thành từ ý thức góp phần hỗ trợ và tôn vinh những tài năng trẻ ghi-ta theo nguyện vọng đông đảo những người hâm mộ ghi-ta trong cả nước.2. Khách quan đánh giá trình độ biểu diễn ghi-ta của những nghệ sĩ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi phát huy ảnh hưởng của cây đàn ghi-ta (hiện đang có số người chơi và yêu thích đông đảo), mở rộng "sân chơi văn hoá" lành mạnh này trong thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên.3. Đại nhạc hội Ghi-ta Toàn quốc 2004 là cơ hội giao lưu của nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ giảng dạy và biểu diễn ghi-ta nhằm mục đích nâng cao chất lượng biểu diễn, giảng dạy của cây đàn, hòa nhập vào sự phát triển chung về nghệ thuật đàn ghi-ta trên thế giới.4. Đây là lần thứ 2 Đại nhạc hội được tổ chức tại Việt Nam với qui mô lớn có khả năng hội tụ hàng trăm người dự thi với quy chế thi nghiêm túc, phù hợp với nhiều đối tượng tham gia.Ban tổ chức dự định mời một số nghệ sĩ ghi-ta danh tiếng ở một số nước tham dự là khách mời giao lưu biểu diễn trong Đại nhạc hội.III. thành phần tổ chức1. Đơn vị bảo trợ: Bộ Văn hóa - Thông tin, Đại sứ quán Tây Ban Nha, Hội Nhạc sĩ Việt Nam2. Đơn vị tổ chức thực hiện: Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng, Nhạc Viện Quốc gia Hà Nội, Công ty cổ phần Thịnh Vượng.3. Ban chỉ đạo:+ NSND Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin+ GS. TS. NGND Trần Thu Hà - Giám đốc Nhạc Viện Quốc gia Hà Nội+ NSUT Lê Ngọc Cường – Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn – Bộ Văn hóa TT4. Ban Tổ chức- Trưởng ban: Nhà báo Nguyễn Thái Hà - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng - Phó ban thường trực: TS. NSƯT. Lưu Quang Minh - Phó giám đốc Nhạc Viện Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Trung tâm biểu diễn âm nhạc Nhạc Viện Hà Nội.- Phó ban phụ trách đối ngoại: Trần Thị Thúy Hợp - Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Vượng.- Phó ban tổ chức phụ trách vận động khu vực phía Nam: Nhạc sĩ Dương Kim Dũng – Phó Chủ nhiệm Khoa Accordeon-Ghi-ta-Oocgan Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh.- Uỷ viên: Đạo diễn Hồ Tú - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội- Thư ký tổng hợp: Lê Hùng Phong - Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng.Theo nguyện vọng của nhiều cây ghi-ta và người yêu mến ghi-ta, Ban tổ chức sẽ thâu băng, đĩa giới thiệu những tài năng ghi-ta đoạt giải có những bài, bản nhạc hay. Dự kiến, buổi lễ trao giải và biểu diễn của các cây ghi ta danh tiếng được thu và phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh Truyền hình Khánh Hoà.5. Hội đồng giám khảo: Gồm một số nhạc sĩ tên tuổi và một số nghệ sĩ ghi-ta xuất sắc của Việt Nam và Tây Ban Nha. Chủ tịch hội đồng giám khảo: + GS. NSND Nguyễn Trọng Bằng – Tổng thư ký Hội Nhạc sỹ Việt NamPhó Chủ tịch hội đồng:+ TS. NSUT Lưu Quang Minh – Phó Giám Đốc Nhạc Viện Hà Nội, Giám Đốc Trung tâm Biểu diễn_Nhạc Viện Hà Nội Uỷ viên: + Nhạc sỹ Nguyễn Quốc Vương – Chủ nhiệm Bộ môn Ghi-ta - Nhạc Viện Hà Nội.+ Nhạc sỹ Ngô Đăng Quang - Chủ nhiệm Bộ môn Ghi-ta -Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội.+ Nhạc sỹ Dương Kim Dũng – Phó chủ nhiệm khoa Accordeon-Ghi-ta-Oocgan Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh + Nhạc sỹ Bùi Thế Dũng – Giảng viên ghi-ta Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh + Nhạc sỹ Lê Quang Hùng – Trường Đại học Nghệ thuật Huế+ Nhạc sỹ Tây Ban NhaIV. Thành phần dự thi và phương thức thiNhững nghệ sĩ có tuổi dưới 32 là công dân Việt Nam, Việt kiều được đào tạo tại các trường nghệ thuật và những người tự học ghi-ta tài năng đều có thể tham dự cuộc thi tại Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004.Cuộc thi được chia làm hai Ban: Ban độc tấu ghi-ta cổ điển gồm 3 bảng: Bảng 1 từ 14 tuổi trở xuống (Sinh sau ngày 20/8/1990)Bảng 2 từ 14 đến 18 tuổi (sinh sau ngày 20/8/1986) Bảng 3 từ 18 đến 32 tuổi ( sinh sau ngày 20/8/1972)Ban hoà tấu ghi-ta Vòng sơ kết chọn ở Ban độc tấu ghi-ta cổ điển 14 thí sinh, Ban hoà tấu ghi-ta là 6 nhóm. Vòng chung kết ở Ban độc tấu ghi-ta cổ điển chọn 7 thí sinh, ở Ban hoà tấu ghi-ta chọn 3 nhóm vào danh sách tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam 2004. Người dự thi cần nộp bản đăng ký tham dự thi kèm ảnh cùng các tác phẩm tự chọn biểu diễn gửi về Ban tổ chức trước ngày 10/8/2004 (tính theo dấu bưu điện). Bên ngoài phong bì ghi rõ: Hồ sơ tham dự Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004 theo địa chỉ:1. Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng - Số 57 ngõ 97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội - Tel: (04) 8358047, Fax: (04) 8359896, Email: . Website: rg/ghita2. Nhạc Viện Quốc gia Hà Nội - Ô chợ Dừa - Hà Nội - Tel: (04) 8514969, Fax: (04) 8513545, Email: , 3. Người dự thi là Việt kiều hoặc ở xa có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và lấy bản đăng ký dự thi, các bài thi quy định trên mạng Internet theo địa chỉ Website: http:// www.saophuongdong.com/ghita.Trước khi thi 1 ngày thí sinh đến bốc thăm thứ tự thi và nộp lệ phí dự thi là 50.000 VND (năm mươi nghìn đồng), với ban nhạc là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng)V. Quyền lợi của người dự thi1. Được cấp Giấy chứng nhận của Ban tổ chức đã dự thi tại Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004, được chọn in, giới thiệu trong Tập giới thiệu chung về đại nhạc hội và trên địa chỉ Internet http://www.saophuongdong.com/ghita.2. Được mời dự sơ kết, chung kết với sự chứng kiến của nhiều cơ quan, báo chí, truyền hình.3. 10 thành viên vào Danh sách tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam được cấp Bằng chứng nhận Tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam 2004, Cúp ghi-ta vàng và 5 triệu VND, được thu băng đĩa để phát hành và giới thiệu trên Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Hà Nội. Riêng thành viên đứng đầu ở 2 ban được thưởng thêm 10 triệu VNĐ. Đặc biệt nghệ sĩ đứng đầu ban ghi ta cổ điển được tài trợ du học tại Tây Ban Nha kèm Danh hiệu Thành viên ưu tú tài năng trẻ ghi-ta trẻ Việt Nam và Cúp Ngọc Việt của nhà tài trợ chính. 4. Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng Việt Nam sẽ trao tặng biểu tượng vàng Khuê Văn Các cho đơn vị có nhiều thí sinh đạt giải cao.5. Ngoài ra còn có nhiều giải thưởng khác của doanh nghiệp và cá nhân yêu mến môn ghi-ta như: giải cho thí sinh trẻ nhất, giải cho thí sinh nữ biểu diễn duyên dáng, giải cho nghệ sĩ biểu diễn bài Việt Nam hay nhất, giải cho ban nhạc ghi-ta được nhiều người ưa thích nhất, giải cho những bài tự sáng tác hay nhất... 6. Đối với những thí sinh ở phía bắc (Hà Nội), và phía nam (tp. Hồ Chí Minh) đủ tiêu chuẩn dự thi Ban tổ chức sẽ hỗ trợ kinh phí đi lại (theo mức giá vé nằm tàu hoả).VI. Thời gian thực hiện25/5/2004 - Gửi thông báo cuộc thi tới các trường nghệ thuật, Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, quảng bá nội dung Đại nhạc hội trên báo chí, truyền hình, Internet, gặp mặt giao lưu với các nghệ sỹ ghi-ta. 25/5/2004 đến 10/8/2004 - Tiếp nhận hồ sơ dự thi25/5/2004 - Tổ chức họp báo giới thiệu về Đại nhạc hội20/8/2004 - Thí sinh có mặt tại khách sạn Hòn Tre (Khánh Hoà) để bốc thăm thứ tự dự thi và hướng dẫn chi tiết về quy chế thi tuyển.21/8 và 22/8/2004 - Khai mạc Đại nhạc hội và tổ chức sơ kết tại sân khấu lớn của Khách sạn Hòn Tre (Khánh Hoà).23/8/2004 - Chung kết tại khách sạn Hòn Tre (Khánh Hoà).24/8/2004 - Bế mạc Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004 trao giải thưởng cho 10 thành viên đoạt giải và biểu diễn giao lưu giữa các nghệ sĩ ghi ta danh tiếng (dự kiến được Đài truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp)25/8/2004 - Đêm tình yêu ghi ta, biểu diễn phục vụ cộng đồng tại thành phố Nha Trang.Kèm theo thông báo này là Quy chế tuyển chọn tài năng trẻ ghi-ta Việt Nam tại Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004.VII. Kết luậnHy vọng, Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004 sẽ tạo cơ hội khích lệ các tài năng trẻ ghi-ta và đưa cây đàn ghi ta đến với nhiều người hơn, góp phần vào công cuộc xã hội hóa văn hóa, nâng cao thẩm mỹ âm nhạc đại chúng trong mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2004Trưởng Ban tổ chứcGiám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năngNguyễn thái hà
Ban tổ chức đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004Quy chế thi Tuyểntài năng trẻ ghi-ta Việt NamI. Quy định chung về thi tuyển1. Đối với Ban giám khảo :- Ban giám khảo chấm điểm tối đa cho một bài thi là 10. Điểm trung bình cộng của các thành viên Ban giám khảo là điểm chuẩn cho thí sinh. - Khi số điểm của thí sinh bằng nhau, ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giám khảo là quyết định.- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng giám khảo có quyền chấm dứt phần trình tấu của thí sinh nếu phạm quy.- Quyết định của Hội đồng giám khảo là tối cao, mọi khiếu nại sẽ không được giải quyết.- Nếu trong trường hợp ở vòng sơ kết có quá đông thí sinh, Ban Giám Khảo sẽ chia thành 2 tổ để chấm. 2. Đối với thí sinh dự thi:- Thí sinh đăng ký tham dự cuộc thi tại Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004 là công dân Việt Nam, Việt kiều tuổi dưới 32 (tính đến ngày dự thi) được đào tạo ở các trường âm nhạc chuyên nghiệp, các nhà văn hóa thanh - thiếu niên, các câu lạc bộ hoặc tự học đều được tham dự thi (kèm theo giấy giới thiệu của nơi đào tạo, hoặc của các thầy giáo dạy đàn, hoặc của 2 nghệ sỹ ghi-ta có uy tín) - Các bài thi đã đăng ký thi nếu có thay đổi phải báo trước cho Ban tổ chức ít nhất 05 ngày. Riêng bài tự chọn đã đăng ký vòng chung kết không được thay đổi.- Trước ngày khai mạc (sáng 20/8/2004) thí sinh có mặt tại phòng biểu diễn của khách sạn Hòn Tre (Khánh Hoà) để bốc thăm thứ tự dự thi, nghe hướng dẫn chi tiết về quy chế thi và nộp lệ phí dự thi theo quy định. Nếu trường hợp vắng mặt thí sinh phải cử một người đại diện hoặc Ban tổ chức sẽ cử đại diện để bốc thăm giúp cho thí sinh.- Các thí sinh đoạt giải trong cuộc thi có nghĩa vụ tham gia biểu diễn thu thanh, truyền hình và trả lời phỏng vấn khi Ban tổ chức điều động.II. Ban độc tấu ghi-ta cổ điển:1. Nội dung thi:Bảng 1: (từ 14 tuổi trở xuống) thi tuyển qua 2 vòngVòng sơ kết: Đàn 2 bài- 01 bài tự chọn (thời gian không quá 5 phút)- 01 bài bắt buộc (chọn 01 trong các số sau: No 14, 15, 18, 19 trong tập Phương pháp học ghi-ta- F. Carulli (Methode de guitare – F. Carulli) Vòng chung kết: Đàn 3 bài- 02 bài tự chọn (thời gian không quá 8 phút, với tính chất âm nhạc khác nhau)- 01 bài Việt NamBảng 2: (từ 14 tuổi đến 18 tuổi) thi tuyển qua 2 vòngVòng sơ kết: Đàn 2 bài- 01 bài tự chọn (thời gian không quá 6 phút)- 01 bài bắt buộc (chọn 01 trong các số sau: No 35, 37, trong tập Phương pháp học ghi-ta- F. Carulli (Methode de guitare – F. Carulli. No 3, 7, trong tập “25 etudes pour guitare par Matteo Carcassi-Op. 60”. No 5, 10, trong tập “27 etudes pour la guitare – F. Sor”Vòng chung kết: Đàn 3 bài - 02 bài tự chọn (thời gian không quá 10 phút với tính chất âm nhạc khác nhau)- 01 bài Việt NamBảng 3: từ 18 tuổi đến 32 tuổi) thi tuyển qua 2 vòngVòng sơ kết: Đàn 3 bài- 01 bài tự chọn (thời gian không quá 7 phút)- 01 bài bắt buộc (chọn 01 trong 6 etudes cuối cùng trong tập Phương pháp học ghi-ta- F. Carulli (Methode de guitare – F. Carulli), No 10, 23 trong tập “25 etudes pour guitare par Matteo Carcassi-Op. 60”. No 13, 23 trong tập “27 etudes pour la guitare – F. Sor”- 01 bài Việt NamVòng chung kết: Đàn 3 bài- Chọn 01 tác phẩm trong các tác giả sau: F. Sor, F. Tarrega, M. Giuliani, H.V. Lobos, I. Albeniz, A. Barrios.- 01 bài tự chọn (thời gian không quá 7 phút)- 01 tác phẩm hình thức Variation, Suite, Sonate hoặc những tác phẩm có kỹ thuật cao của ghi-ta.Lưu ý:- Thí sinh chỉ được sử dụng đàn ghi-ta dây nylon lên đúng thanh mẫuTrong các vòng thi, thí sinh phải biểu diễn độc tấu không có phần đệm và thuộc lòng các bài dự thi- Các bài thi dã biểu diễn trong vòng sơ kết không được biểu diễn lại trong vòng chung kết.2. Thời gian và địa điểm: Ngày 21/8/2004 Sáng từ 9h00 đến 12h00 Thi Vòng sơ kết Bảng 1 Chiều từ 14h00 đến 17h00 Thi Vòng sơ kết Bảng 2 Tối từ 19h30 đến 22h30 Thi Vòng sơ kết Ban Hòa tấuNgày 22/5/2004Sáng từ 9h00 đến 12h00 Thi Vòng sơ kết Bảng 3 Chiều từ 14h00 đến 17h00 Thi Vòng sơ kết bổ xung Tối NghỉNgày 23/8/2004 Sáng từ 9h00 đến 12h00 Thi Vòng chung kết Bảng 3 Chiều từ 14h00 đến 17h00 Thi Vòng chung kết Bảng 1 và 2 Tối từ 19h30 đến 22h30 Thi Vòng chung kết Ban Hòa tấuĐịa điểm thi tại phòng biểu diễn khách sạn Hòn Tre (Khánh Hoà).II. Ban hòa tấu ghi-taKhông chia theo bảng. Ban này chỉ dành cho các nhóm hoà tấu (Song tấu, Tam tấu, Tứ tấu... hoặc hòa tấu cùng với hát, múa) mang phong cách nhạc Cổ điển, nhạc Pop, nhạc Flamenco, Jazz...)1. Nội dung thi:Vòng sơ kết : - Chọn từ 2 đến 3 tác phẩm nước ngoài hoặc Việt Nam (thời gian không quá 12 phút, không dưới 8 phút)Vòng chung kết: Đàn 2 bài- Chọn một chương trình từ 2 bài 3 tác phẩm (thời gian không quá 15 phút, không dưới 12 phút). Khuyến khích các tác phẩm tự sáng tác, chuyển soạn và những tác phẩm Việt Nam.Lưu ý:- Thí sinh được sử dụng đàn ghi-ta gỗ có lắp thiết bị tăng âm, không dùng ghi-ta điện (được phép nhìn nốt nhạc trong khi thi) - Các bài thi dã biểu diễn trong vòng sơ kết không được biểu diễn lại trong vòng chung kết 2. Thời gian và địa điểm:Ngày 21/8/2004 Tối từ 19h30 đến 22h30 Thi Vòng sơ kết Ngày 23/8/2004 Tối từ 19h30 đến 22h30 Thi Vòng chung kết Địa điểm thi tại phòng biểu diễn khách sạn Hòn Tre (Khánh Hoà).Ban Tổ chức dành bản quyền đối với các chương trình trong Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2004. Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2004 Phó ban tổ chức thường trực Phó giám đốc Nhạc Viện Quốc gia Hà Nội Giám đốc Trung tâm biểu diễn âm nhạc Nhạc Viện Hà NộiTS. NSƯT. Lưu Quang Minh